1 Xây dựng cơ sở hạ tầng năm 2014 ở Lý Sơn: Tin vui tháng ba Fri Mar 14, 2014 11:48 am
Mark_Le
(Báo Quảng Ngãi)- Với mục tiêu xây dựng Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, năm 2014 công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây đã được chú trọng hơn. Tháng ba này, nhiều công trình, dự án quan trọng sẽ khởi công xây dựng, góp phần làm thay đổi diện mạo đất đảo Lý Sơn.
Bắt đầu từ tháng… ba!
Năm 2014, huyện đảo Lý Sơn được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 81,4 tỷ đồng, trong đó kè chống sạt lở xã đảo An Bình 40 tỷ đồng; công trình nước sạch sinh hoạt trung tâm huyện 22 tỷ đồng; Trung tâm dạy nghề gần 15 tỷ đồng; 8 phòng học trường TH An Hải 5,5 tỷ đồng. Bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Hiện các thủ tục cần thiết đã hoàn thành. Trong tháng 3.2014 sẽ đồng loạt khởi công xây dựng các công trình này”.
So với mọi năm, công tác đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Lý Sơn năm nay có thuận lợi hơn, nhất là việc bố trí vốn. Điển hình là công trình kè chống sạt lở xã đảo An Bình, hiện đã được bố trí 100% vốn. “Có vốn, tiến độ xây dựng công trình sẽ đảm bảo. Nhà thầu không có lý do để kéo dài thời gian thi công” – bà Phạm Thị Hương kỳ vọng.
Những công trình được đầu tư xây dựng nói trên đều là những công trình thuộc diện cấp thiết, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng ở huyện đảo Lý Sơn.
Đối với kè chống sạt lở An Bình, sau nhiều năm ròng rã kiến nghị, cơ quan có thẩm quyền đã chấp thuận cấp vốn xây dựng, nhằm giúp người dân bảo vệ nhà cửa, đất sản xuất, hoa màu tránh tình trạng bị sóng biển xâm thực.
Về công trình nước sạch sinh hoạt trung tâm huyện, mặc dù nguồn vốn khá lớn nhưng lợi ích thiết thực với đời sống dân sinh trên hòn đảo này cũng không phải là nhỏ. Hiện tại, trên đảo Lý Sơn chỉ mới có nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt trị giá triệu đô được tài trợ xây dựng ở xã An Bình là “công trình nước sạch” thực thụ. Toàn bộ hơn 22.000 người dân ở hai xã An Vĩnh và An Hải lâu nay vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng có nguy cơ thiếu hụt quanh năm. Sự ra đời của “Nhà máy nước sạch sinh hoạt” này vì thế tất nhiên sẽ là một niềm vui lớn của người dân.
Còn việc xây dựng 8 phòng học cho Trường TH An Hải thay thế cho những phòng học cũ nát là việc làm cấp thiết. Công trình Trung tâm dạy nghề- đó là nhu cầu chính đáng của huyện đảo Lý Sơn. Người dân đảo, ngoài đi biển, trồng hành tỏi thì dường như không tìm được việc làm khác vì nghề phụ rất ít ỏi.
Và dự án 3 năm chờ… vốn !
Trước Tết Nguyên đán, huyện Lý Sơn đã nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng 7 công trình xây dựng cơ bản gồm trường học, trụ sở làm việc, hạng mục cấp thoát nước, trạm y tế, công viên Lý Sơn. Tháng 3, huyện đảo tiếp tục khởi công xây dựng 4 công trình lớn, gồm kè An Bình, nhà máy nước Lý Sơn, trung tâm dạy nghề, 8 phòng học mới Trường Tiểu học An Hải. Thế nhưng công trình quan trọng, được nhân dân mong đợi nhất đó là đường giao thông thì vẫn chưa thấy được đầu tư xây dựng, mặc dù công trình này đã được phê duyệt triển khai xây dựng cách đây hơn 3 năm.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Lý Sơn, công trình đường giao thông được UBND tỉnh phê duyệt năm 2011, tổng mức đầu tư khoảng 210 tỷ đồng, gồm 2 dự án: Đường trung tâm huyện đi xã An Hải và đường cồn An Vĩnh đi Trạm rada tầm xa. Tuy nhiên từ khi phê duyệt đến nay vẫn chưa được bố trí vốn để thực hiện.
Hiện trạng đường giao thông ở Lý Sơn hiện nay đã quá xuống cấp. Mặt đường lồi lõm. Nền đường hẹp không đảm bảo đáp ứng lưu thông. Hệ thống thoát nước không có. Tại nhiều đợt tiếp xúc, đối thoại với đại biểu cơ quan dân cử, chính quyền, cấp ủy, nhân dân đã phản ánh nhưng đến nay vẫn chưa thấy được quan tâm giải quyết.
Để đảm bảo giao thông đi lại, hằng năm UBND huyện Lý Sơn trích kinh phí khoảng vài trăm triệu đồng “vá” đường, nhưng cứ vá được ít lâu đâu lại vào đấy. “Mong tỉnh quan tâm sớm cấp vốn để xây dựng đường giao thông, đáp ứng việc đi lại cho nhân dân, cải thiện diện mạo, đời sống kinh tế - xã hội huyện đảo”, bà Phạm Thị Hương- Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn kiến nghị.
Nhân dân huyện Lý Sơn cũng mong mỏi chủ đầu tư và nhà thầu thi công các công trình khác như kè kết hợp đường cơ động phía đông nam đảo, nhà máy xử lý chất thải rắn… cần đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho người dân sinh sống, làm ăn, an tâm bám trụ, góp phần xây dựng đảo Lý Sơn phát triển toàn diện.
Bài, ảnh: PV
Bắt đầu từ tháng… ba!
Năm 2014, huyện đảo Lý Sơn được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 81,4 tỷ đồng, trong đó kè chống sạt lở xã đảo An Bình 40 tỷ đồng; công trình nước sạch sinh hoạt trung tâm huyện 22 tỷ đồng; Trung tâm dạy nghề gần 15 tỷ đồng; 8 phòng học trường TH An Hải 5,5 tỷ đồng. Bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Hiện các thủ tục cần thiết đã hoàn thành. Trong tháng 3.2014 sẽ đồng loạt khởi công xây dựng các công trình này”.
Thi công kè biển trên đảo Lý Sơn. |
So với mọi năm, công tác đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Lý Sơn năm nay có thuận lợi hơn, nhất là việc bố trí vốn. Điển hình là công trình kè chống sạt lở xã đảo An Bình, hiện đã được bố trí 100% vốn. “Có vốn, tiến độ xây dựng công trình sẽ đảm bảo. Nhà thầu không có lý do để kéo dài thời gian thi công” – bà Phạm Thị Hương kỳ vọng.
Những công trình được đầu tư xây dựng nói trên đều là những công trình thuộc diện cấp thiết, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng ở huyện đảo Lý Sơn.
Đối với kè chống sạt lở An Bình, sau nhiều năm ròng rã kiến nghị, cơ quan có thẩm quyền đã chấp thuận cấp vốn xây dựng, nhằm giúp người dân bảo vệ nhà cửa, đất sản xuất, hoa màu tránh tình trạng bị sóng biển xâm thực.
Về công trình nước sạch sinh hoạt trung tâm huyện, mặc dù nguồn vốn khá lớn nhưng lợi ích thiết thực với đời sống dân sinh trên hòn đảo này cũng không phải là nhỏ. Hiện tại, trên đảo Lý Sơn chỉ mới có nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt trị giá triệu đô được tài trợ xây dựng ở xã An Bình là “công trình nước sạch” thực thụ. Toàn bộ hơn 22.000 người dân ở hai xã An Vĩnh và An Hải lâu nay vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng có nguy cơ thiếu hụt quanh năm. Sự ra đời của “Nhà máy nước sạch sinh hoạt” này vì thế tất nhiên sẽ là một niềm vui lớn của người dân.
Còn việc xây dựng 8 phòng học cho Trường TH An Hải thay thế cho những phòng học cũ nát là việc làm cấp thiết. Công trình Trung tâm dạy nghề- đó là nhu cầu chính đáng của huyện đảo Lý Sơn. Người dân đảo, ngoài đi biển, trồng hành tỏi thì dường như không tìm được việc làm khác vì nghề phụ rất ít ỏi.
Và dự án 3 năm chờ… vốn !
Trước Tết Nguyên đán, huyện Lý Sơn đã nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng 7 công trình xây dựng cơ bản gồm trường học, trụ sở làm việc, hạng mục cấp thoát nước, trạm y tế, công viên Lý Sơn. Tháng 3, huyện đảo tiếp tục khởi công xây dựng 4 công trình lớn, gồm kè An Bình, nhà máy nước Lý Sơn, trung tâm dạy nghề, 8 phòng học mới Trường Tiểu học An Hải. Thế nhưng công trình quan trọng, được nhân dân mong đợi nhất đó là đường giao thông thì vẫn chưa thấy được đầu tư xây dựng, mặc dù công trình này đã được phê duyệt triển khai xây dựng cách đây hơn 3 năm.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Lý Sơn, công trình đường giao thông được UBND tỉnh phê duyệt năm 2011, tổng mức đầu tư khoảng 210 tỷ đồng, gồm 2 dự án: Đường trung tâm huyện đi xã An Hải và đường cồn An Vĩnh đi Trạm rada tầm xa. Tuy nhiên từ khi phê duyệt đến nay vẫn chưa được bố trí vốn để thực hiện.
Hiện trạng đường giao thông ở Lý Sơn hiện nay đã quá xuống cấp. Mặt đường lồi lõm. Nền đường hẹp không đảm bảo đáp ứng lưu thông. Hệ thống thoát nước không có. Tại nhiều đợt tiếp xúc, đối thoại với đại biểu cơ quan dân cử, chính quyền, cấp ủy, nhân dân đã phản ánh nhưng đến nay vẫn chưa thấy được quan tâm giải quyết.
Để đảm bảo giao thông đi lại, hằng năm UBND huyện Lý Sơn trích kinh phí khoảng vài trăm triệu đồng “vá” đường, nhưng cứ vá được ít lâu đâu lại vào đấy. “Mong tỉnh quan tâm sớm cấp vốn để xây dựng đường giao thông, đáp ứng việc đi lại cho nhân dân, cải thiện diện mạo, đời sống kinh tế - xã hội huyện đảo”, bà Phạm Thị Hương- Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn kiến nghị.
Nhân dân huyện Lý Sơn cũng mong mỏi chủ đầu tư và nhà thầu thi công các công trình khác như kè kết hợp đường cơ động phía đông nam đảo, nhà máy xử lý chất thải rắn… cần đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho người dân sinh sống, làm ăn, an tâm bám trụ, góp phần xây dựng đảo Lý Sơn phát triển toàn diện.
Bài, ảnh: PV