Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đi trên hoang đảo 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đi trên hoang đảo 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Đi trên hoang đảo Empty Đi trên hoang đảo Wed Mar 10, 2010 5:36 pm

contraixudao

contraixudao
Ban ĐH
 Ban ĐH

Chúng tôi chọn Lý Sơn, huyện đảo của láng giềng Quảng Ngãi để làm một chuyến “đi hoang”. Bởi nơi đó không xanh như Cù Lao Chàm, không quá bình lặng như Cồn Cỏ (Quảng Trị) mà hoang sơ, dung dị, nhìn cách lao động đời thường cũng đủ si mê. Và nơi ấy, vói theo tầm mắt sẽ nhìn thấy Hoàng Sa…
Đi trên hoang đảo Hd23210
Về đảo lớn
Từ Tam Kỳ đến bến Sa Kỳ (Quảng Ngãi) phải đổi hai bận xe đò, thêm 45 phút lênh đênh trên tàu cao tốc. Giữa nghìn trùng sóng nước, nếu nhìn thấy một con rùa biển khổng lồ trồi mình lên dạo chơi là lúc đã đặt chân đến Lý Sơn - nơi mà hơn 3000 năm trước, cư dân Sa Huỳnh đầu tiên đã sống và để lại nhiều câu chuyện huyền bí.


Hai xã An Hải, An Vĩnh nằm trên đảo lớn. Cách đó chừng 30 phút tàu cá là xã An Bình, còn gọi là đảo bé với gần 200 hộ dân. Ở đảo bé, nước ngọt trở thành thứ tài sản quý giá nhất. Với vỏn vẹn 10km2 và dân số chừng hai vạn người sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng tỏi và đi biển, Lý Sơn có đến gần 100 di tích với một quần thể các đền, chùa, miếu mạo, những ngôi mộ gió của các chiến binh Hoàng Sa một thời giương buồm ra khơi gìn giữ biển Đông. Theo chân khách du lịch ra đây mỗi ngày một đông, Lý Sơn đã bắt đầu có nhà khách và dịch vụ cho thuê xe gắn máy để du hành quanh đảo. Dĩ nhiên điều kiện nhà ở không đầy đủ như đất liền: không điện, ít nước ngọt…


Quần thể di tích ở Lý Sơn nằm gần nhau, trải dọc trên một vòng cung. Nếu lấy bến tàu làm trục trung tâm, chỉ cần chọn hướng phải hay hướng trái để đến những điểm đầu tiên. Rẽ theo hướng tay phải là đường dẫn lên đồi Thới Lới với cung đường ngoằn ngoèo đẹp như tranh vẽ, lơ phơ cỏ dại, lất phất những cụm phong ba trắng và lượn lờ bên miệng vực những đợt hải âu gọi bầy. Ở ngay trên đỉnh đồi này, nhìn vọng ra xa là Hoàng Sa. Năm 2009, Quảng Ngãi xây dựng tượng Đài tưởng niệm chiến binh Hạm đội Bắc Hải Hoàng Sa. Theo vòng cung đó là chùa Hang, đình làng Lý Hải và đồi Mù Cu, nơi tỏi, hành được trồng nhiều nhất trên đảo Lý Sơn. Ở Lý Sơn cái gì cũng rẻ, mặc dù mọi thứ ở đây đều được chuyển đến từ đất liền. Người dân ở đảo dường như xa lạ với cách bán buôn thương mại.

Đến đây vào đúng dịp có trăng mới thấy cả ngày và đêm Lý Sơn quá “hoàn hảo” : ngày xanh, trong đến vô chừng; đêm vàng hoang lóng lánh soi nghiêng.

“Thiên đường” đảo bé

Đảo bé mường tượng nhỏ như lòng bàn tay, nhưng ở góc nào của lòng bàn tay cũng thấy đẹp, mọi thứ cứ như là nghệ thuật sắp đặt và không một bóng người, kể cả ruộng tỏi đang vào mùa làm lại. Nghề làm tỏi ở Lý Sơn cũng rất công phu, người nông dân làm tỏi cứ như… làm nghệ thuật. Họ lặng lẽ xới lớp đất màu đen trên núi, rồi trải bằng một lớp đất mỡ màu nâu ở ruộng, cuối cùng theo hàng lọc từng bao cát trắng mịn bằng vỏ sò, ốc được sóng biển đánh tan ngoài bờ. Cát được chia theo từng ô nhỏ, bằng phẳng, cân đối rồi mới từ từ được ban ra đều đặn. Bọc quanh ruộng tỏi là đụn dừa cao vòi vợi.
Đi trên hoang đảo Hda_23210
Chở hành.
Có quá nhiều thứ để khám phá trên vùng đất này. Bạn chắc chắn cũng sẽ muốn thử một ngày làm cư dân trồng tỏi trên hoang đảo như đã từng ao ước làm nông dân trồng rau ở làng rau Trà Quế - Hội An. Để rồi sớm mai ra chợ tỏi rao bán từng củ tỏi, củ hành thành phẩm mới thấy hết nỗi nhọc nhằn của người nông dân. Phiên chợ cũng xôn xao như bất cứ phiên chợ nào, đông từ lúc tờ mờ sáng và chỉ bán một thứ hành tỏi.


Lý Sơn rất nhỏ, nằm chơi vơi giữa biển khơi quanh năm sóng to gió lớn, ôm trên mình những dấu ấn văn hóa lịch sử của hàng nghìn năm trước. Sách Đại Nam nhất thống chí soạn vào đời Tự Đức, phần tỉnh Quảng Ngãi có ghi: “Cù lao Ré ở giữa biển, cách huyện Bình Sơn 65 dặm về hướng đông, xung quanh núi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục mẫu, nhân dân hai phường An Vĩnh và An Hải ở tại đây. Phía đông bắc có động, trên động có chùa mấy gian, có giếng đá, bên hữu động có giếng nước trong veo, chung quanh cây cối xanh tươi...”. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm 1604, có người từ đất liền ra định cư, khai phá hải đảo.

Khi mọi thứ còn rất hoang sơ và bình lặng, việc tìm đến vùng đất xanh ngắt và mênh mang gió như thế này sẽ có cảm giác như chính ta là người đầu tiên tìm ra để đặt cho nó một tên riêng.

ANH TRÂM
(Đã chỉnh 1 số thông tin sai từ bài gốc by contraixudao)

http://baoquangnam.com.vn/du-lich/20/21700-di-tren-hoang-dao.html

http://www.pohand.com.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]