Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Hãy gìn giữ những ngôi nhà thân thiện 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Hãy gìn giữ những ngôi nhà thân thiện 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

milu_bibi2006

milu_bibi2006
Ban ĐH
 Ban ĐH
Trong đợt đi viết về lũ lụt miền Trung với bao vất vả, chúng tôi lại có duyên gặp được một người cũng đang vật vã khổ sở với cảnh thiên tai để trút ra câu chuyện mà ông đã theo đuổi từ lâu nay về những ngôi nhà có thể “làm bạn” được với sóng lũ ở vùng đất khắc nghiệt này.

Đó là hoạ sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, người đã gắn bó với Trung tâm Bảo tồn di tích Quảng Nam ngót 20 năm nay. Ông là người từng tham gia các dự án trùng tu khu di tích Tháp Chàm Mỹ Sơn. Rồi từ đó ông phát hiện và say mê với loại nhà rường xưa của vùng đất này mà nay đang lui dần vào quên lãng. Ông say sưa kể về hai loại nhà mà ông đã dày công nghiên cứu.
Hãy gìn giữ những ngôi nhà thân thiện Hyjpg091926

Ngoài nhà “lầu” hai tầng bằng tre mà người xưa đã biết “sống chung với lũ”, ông vừa đưa cho xem những ngôi nhà lá mái – cũng là một loại nhà rường. Trong mô tả có một chi tiết khá thú vị, đó là một loại nhà ở đã tồn tại từ lâu ở Quảng Trị, có hai tầng mái. Có phải kiểu kết cấu phần mái như vậy giống với các mái nhà ở của các vùng từ Bình Định đến Phú Yên?

- Hơn nửa thế kỷ trước, nhà nghiên cứu người Pháp Pierre Gourou - Uỷ viên thông tấn viện Viễn Đông Bác cổ Pháp - đã đi khảo sát các ngôi nhà ở Việt Nam từ Thanh Hoá đến Bình Định, và tìm ra những điểm khác nhau của ngôi nhà ở mỗi vùng... Đến hôm nay ta gọi chung với cái tên là nhà lá mái. Nhà lá mái ở miền Trung gồm có các loại nhà: nhà rội/rọi (cột chôn xuống đất), nhà thượng rường hạ rội (thường có cột ở giữa) hoặc nhà rường phổ biến (cột kê trên đá tán/đá tảng), đặc biệt nhà có hai tầng mái (mái dưới hay trần đắp đất trên sàn bằng tre hoặc gỗ, tầng trên là khung đỡ bằng tre lợp tranh hoặc lá). Ở Quảng Trị, một loại nhà rường nằm trên dải đồi đất bazan ở Cửa Tùng tại làng Liêm Công Tây. Ngôi nhà này xưa hơn các ngôi nhà hiện có ở đây (năm 1934), theo chủ nhân thì nó được dựng từ khởi nghĩa Tây Sơn cuối thế kỷ 18.

Từ năm 2002 đến nay, chúng tôi có vài lần trở lại các vùng nói trên và còn đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, những loại nhà này không chỉ tồn tại mà còn có nhiều nhất ở vùng Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) tỉnh Quảng Ngãi. Trong thời gian gần đây chúng tôi khảo sát lại các kiến trúc cổ truyền dân gian tại Quảng Nam thì phát hiện ở các vùng phía Nam của tỉnh: Tam Kỳ, Núi Thành, nhất là vùng trung du huyện Tiên Phước còn tồn tại rất nhiều loại nhà kể trên có niên đại từ những năm 40 của thế kỷ XX trở về trước. Theo lời kể của cụ Nguyễn Huỳnh Anh (là chủ nhân của ngôi nhà cổ có niên đại trên 120 năm, đang còn ở tình trạng tốt nhờ sự chăm sóc bảo quản của nhiều thế hệ trong gia đình), nhà cụ trước năm 1941 là loại nhà hai tầng mái, và nhà của cụ Trần Khiêm 80 tuổi có từ thời người bố của cụ Khiêm dựng. Căn cứ vào tuổi tác của cụ Khiêm và bố của cụ, cho phép chúng tôi dự đoán ngôi nhà này được dựng cách đây 85-90 năm.

Hình như, tuỳ theo từng vùng mà loại nhà này có tên gọi khác nhau. Ở Quảng Trị gọi là nhà mái xông, ở Quảng Nam gọi là nhà bỏ đất (hay trần bích), ở Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn gọi là nhà đắp, Bình Định, Phú Yên gọi là nhà lá mái. Tên gọi thì khác nhau, nhưng cấu tạo ngôi nhà có gì khác ở mỗi vùng miền?

- Nhà lá mái, mái nhà có hai lớp mái: một mái đầu tiên bằng đất nện để khô và một mái thứ hai lợp tranh, đỡ bằng những phên đan bằng tre thô sơ được bó đất cẩn thận, khoảng cách giữa hai lớp mái đạt mức tối đa ở trên nóc 40cm. Tương tự ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngoài trần đan bằng tre còn xuất hiện trần bằng những tấm gỗ ghép lại để đỡ lớp đất sét bên trên. Chúng tôi may mắn gặp được nhiều ngôi nhà ở Quảng Ngãi còn giữ nhiều yếu tố gốc (thân nhà, mái nhà) tuy nhiên mái tranh cũng đã được thay bằng mái ngói hoặc tôn. Nhà có phần chạm khắc đẹp nhất ở Lý Sơn là nhà ông Dương Pháp (thôn Tây An Hải). Ở Quảng Trị, chúng tôi theo mô tả tìm đến làng Liêm Công Tây và Di Loan nơi mà P. Gourou đã đến vào năm 1934, các kiến trúc này đã bị hư hại do chiến tranh và thay mới do người dân thay đổi nếp sống (đô thị hoá), hầu như toàn thôn là nhà mới với mái ngói. Từ những tư liệu viết đến hình ảnh kết hợp những đợt thực tế đo vẽ, chụp ảnh chúng tôi có những nhận xét sau: Khoảng cách từ trần đất đến mái tranh ở Quảng Trị thấp, ở Quảng Nam là trung bình, Bình Định là cao hơn.

Cũng như cách dựng nhà ở nông thôn, tre trồng quanh làng, chẻ nhỏ đan thành từng tấm rồi ngâm nước bùn (ở ruộng thấp bên dưới chân đồi), thời gian đến 3 tháng là tốt nhất. Các tấm tre này được lắp vào trần nhà, được đỡ bằng những đà gỗ hoặc tre (giữ nguyên thân) cũng được ngâm bùn, kế tiếp là một lớp đất sét ở ruộng có độ dẻo được nhào trộn với rơm chặt nhỏ đắp lên trên các tấm tre này. Lớp hỗn hợp đất sét được đắp lên, được nén chặt bằng chày, búa gỗ cho đến khi đạt được độ dày khoảng 8-10cm. Với nhà của cụ Trần Khiêm, phần trần lót cho lớp đất sét là các tấm ván bằng gỗ dày 2,5cm, được lắp khít các cạnh vào nhau theo chiều rộng của lòng nhà. Các tấm ván này được giữ lại bằng những đà trần (đặt dọc ở bên trên) cũng có hỗn hợp đất sét và rơm phủ lên trên..

Ngày trước khi làm phần mái tranh thì bắt buộc phần mái đất bên dưới phải thi công xong. Các đầu cột ngày trước được xếp đá liên kết bằng đất sét cao đến 40-50cm, sau đó đặt bộ khung tre bên trên rồi lợp tranh như nhà tranh tre bình thường. Và dĩ nhiên, để chống gió lốc thì bộ khung tre được neo giữ bằng dây mây, dây rừng với bộ khung gỗ bên dưới. Là loại nhà rường, nên hầu như toàn bộ khung nhà, mái đất, mái tranh đều chịu lực trên các cột gỗ kê trên đá tán. Vậy nên, phần thân/vách nhà nếu là kết cấu bằng đất cũng không hề gì.

Lớp đất bao bọc quanh nhà cụ Khiêm dày 10-11cm đến nay vẫn còn tồn tại nhờ kết cấu khá bền vững, dẫu vật liệu chỉ là thổ - mộc. Phần lõi: thân cau ngâm bùn chẻ nhỏ đặt đứng theo chiều cao thân nhà gọi là cây mầm, tre cũng được ngâm bùn chẻ nhỏ đặt ngang theo chiều dài nhà gọi là cây trỉ. Cau và tre được liên kết với nhau bằng dây lạt tạo ô có kích thước 10x10cm. Phần bao: cũng đơn giản như mọi nhà vách đất chứa hỗn hợp đất sét trộn với rơm (đào hố rồi đổ hai loại vào với nhau, dùng chân nhào kỹ, trát đều lên các lớp cốt tre và cau sao cho bề mặt vách đất khá phẳng cả hai mặt). Trong nhiều năm qua, cụ Khiêm đã phủ nhiều lớp vôi trắng quét trên bề mặt vách này, hiện vẫn chưa phai. Ông Nguyễn Thượng Hỷ say sưa giảng giải, cũng phải nói thật những suy nghĩ hết sức “thời sự” hiện nay.

Người dân miền Trung suốt đời phải sống chung với bão lũ. Việc họ có ước mơ có ngôi nhà tầng bêtông kiên cố cũng là điều dễ hiểu, rồi thì chương trình nhà nước đầu tư cho việc “xoá đói giảm nghèo”, rồi chương trình nông thôn mới… Vậy làm thế nào để bảo tồn?

- Thế đấy! Nhưng đừng hiểu chủ trương về “xoá bỏ nhà tạm là tranh, tre, nứa” nên chủ nhân nhanh chóng phá bỏ các mái tranh, mái đất bằng cách lợp tôn, lợp ngói mới, thay trần đất bằng nhựa hoặc bêtông hoá cột, trụ, tường… nền lót gạch men, khung cửa bằng nhôm… Đồng thời mong muốn thay đổi ngôi nhà xưa sang kiến trúc hiện đại, chủ nhân đã tháo dỡ, thay thế một số bộ phận, bán ngôi nhà của mình đi. Việc mở rộng mặt bằng sinh hoạt (nhà giảm số cột) để phù hợp với điều kiện sinh hoạt hiện tại của gia đình; sự phân chia hoặc quy ước về chỗ ở của các thành viên trong gia đình bị xoá bỏ hoặc cải biên (phong tục) đã dẫn đến kiến trúc thay đổi.

Nhiều năm trở lại đây, nhiều nhà nghiên cứu kiến trúc Việt Nam như: “kiến trúc sinh thái”, “kiến trúc xanh”, “kiến trúc bền vững”… cũng hết sức gần gũi với nhà lá mái vốn dĩ có từ lâu ở miền Trung. Làm thế nào để người dân hiểu để bảo tồn loại nhà này?

- Những ngôi nhà xưa – nhà lá mái, có phải kiến trúc sinh thái không? Như mọi người đều biết, những ngôi nhà nằm ở vùng gò đồi thuộc Quảng Trị, Quảng Nam và cả Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đều chịu ảnh hưởng vùng nhiệt đới gió mùa, gió Lào. Để chống nóng hữu hiệu, người ta đắp thêm lớp đất trung gian ở giữa mái để giảm bức xạ nhiệt của mặt trời. Lớp vỏ bao mái và than nhà cũng giảm nóng, giảm lạnh. Như thế loại mái đất trộn rơm đã khắc phục được bất lợi của thiên nhiên, khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới, lại tránh được dông sét, rồi hoả hoạn… Mặt khác nhà lá mái nguyên liệu khai thác đất ở chân ruộng, rồi thì rơm rạ, tre ngâm, hay thân cau chẻ nhỏ không cần qua chế biến, vì thế không ảnh hưởng tới môi trường. Ngoài ra ở Cù Lao Ré, không có rơm rạ người ta dùng cỏ đế, đá núi, đá san hô làm mái nhà, thân nhà. Còn tại Bình Định, Phú Yên người ta dùng lá dừa khô, đá ong xây dựng nhà…

Trong đời sống hôm nay, những vật liệu ta đang sử dụng đều ít nhiều gây nguy hại đến nguồn nước, không khí, đến tầng ôzôn mà nhiều nhà khí tượng đã cảnh báo như lượng khí thải độc, bụi, khói từ nhà máy ximăng, nhà máy thép, kính, nhôm, nhựa, gạch nung bằng củi… Rất hay là gần đây, tại các khu nghỉ dưỡng ở miền Trung đã xuất hiện nhiều công trình nhà mái lá, thì việc bảo tồn, phát huy nhà mà lớp đất làm trần ngăn cách mái tranh giữ cho ngôi nhà ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè… lại rất thẩm mỹ, thì nên quá đi, tại sao không.



Nguyễn Thượng Hỷ, sinh năm 1956, tại Huế.

Tốt nghiệp khoa đồ hoạ năm 1979 trường Đại học Nghệ thuật Huế. Tham gia công việc trùng tu khu tháp Chàm Mỹ Sơn, nhóm tháp Chiên Đàng... từ ngày đầu tiên 1980 cùng với chuyên gia Ba Lan (ông Kazik) khảo cứu và trùng tu di tích đến 1993.

Đi tu nghiệp tại Nhật Bản năm1995 về ngành khảo cổ và trùng tu kiến trúc gỗ. Đã và đang tham gia chương trình Thông tin Địa Lý (GIS), bảo tồn nhóm tháp G và E7 với chuyên gia Ý. Tham gia điều tra và lập hồ sơ đánh giá các kiến trúc cổ truyền là nhà ở dân gian ở Quảng Nam (phối hợp với Đại học nữ Chiêu Hoà, Đại học Nihon Nhật Bản). Nhiều lần tổ chức đi tìm hiểu nhà ở cổ truyền dân gian Việt tại Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... Ngoài ra tham gia nhiều cuộc khai quật khảo cổ học thuộc văn hoá Sa Huỳnh và Văn hoá Chăm do người trong nước và người nước ngoài tổ chức. Công việc chủ yếu là sưu tầm, đo vẽ, khảo tả lập hồ sơ di tích. Hiện công tác tại Bảo tàng Quảng Nam. Năm 2001 đến nay công tác tại Trung tâm Quản lý di sản - di tích Quảng Nam .

Quang Hân thực hiện

phamkhacvu1991

phamkhacvu1991
Tiều ngư
Tiều ngư
bài này chị tự viết hay copy ở đâu vậy?em thấy cũng hay đấy chứ.còn bài nào nữa thì chị đăng lên luôn đi.thôi ppppp........

cobe_haidao

cobe_haidao
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
phamkhacvu1991 đã viết:bài này chị tự viết hay copy ở đâu vậy?em thấy cũng hay đấy chứ.còn bài nào nữa thì chị đăng lên luôn đi.thôi ppppp........
hihi! bài này sưu tầm đó bạn ơi!

phamkhacvu1991

phamkhacvu1991
Tiều ngư
Tiều ngư
uh.em nói vậy thôi chứ em đoán là vậy rồi

milu_bibi2006

milu_bibi2006
Ban ĐH
 Ban ĐH
phamkhacvu1991 đã viết:bài này chị tự viết hay copy ở đâu vậy?em thấy cũng hay đấy chứ.còn bài nào nữa thì chị đăng lên luôn đi.thôi ppppp........

chị sưu tầm đó, em cũng có thể lên mạng sưu tầm giống chị.
ah mà chuyện em post bài trùng rồi BQT xoá em đừng bùn nha, chị cũng vậy, post bài trùng hoài kekeke Hahaha

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]