1 Ngày thơ và ngư dân Mai Phụng Lưu Mon Feb 06, 2012 4:45 pm
Mark_Le
Ngày Thơ tại Quảng Ngãi năm nay mang tên Trường lũy biển Đông sẽ được đón một vị khách đặc biệt: đó là ngư dân Mai Phụng Lưu cư trú trên đảo Lý Sơn, người từng bốn lần bị Trung Quốc bắt, hành hạ và tịch thu tàu thuyền ngư lưới cụ đòi tiền chuộc khi đang đánh cá tại quần đảo Hoàng Sa.
Thơ là tiếng nói của tâm hồn con người. Thơ gắn kết mọi con người yêu cuộc sống và yêu tự do lại với nhau, bất kể thành phần xuất thân và tuổi tác. Có thể trong đời mình, ngư dân Mai Phụng Lưu do vất vả mưu sinh nên ít khi có dịp tiếp xúc với thơ.
Nhưng một ngư dân không chỉ biết đi đánh cá ở Hoàng Sa mà còn thấu hiểu đó là quần đảo của tổ tiên mình, một ngư dân biết trực tiếp ghi lại những hình ảnh hiếm hoi quý giá về Hoàng Sa bằng chiếc máy ảnh cà tàng của mình, một ngư dân biết mang hương ra Hoàng Sa để thắp trên hòn đảo mà ngày xưa cha ông mình từng trấn giữ, chắc chắn ngư dân ấy có một tâm hồn thơ mãnh liệt.
Người có tâm hồn thơ chưa hẳn đã cầm bút làm thơ, nhưng họ biết sống thơ, biết xúc cảm và chia sẻ trước cái Đẹp và cái Thiện, biết tha thiết yêu thương từng rạn san hô, từng bãi cát vàng trên những quần đảo thuộc chủ quyền của đất nước mình.
Những người như thế, họ yêu Thơ và yêu Nước, họ đưa tinh thần của Thơ tới mọi công việc vất vả và hiểm nguy hằng ngày. Tôi từng gặp và kính phục một ngư dân ở Đức Phổ vì anh đã viết và nhớ trong đầu hàng trăm bài thơ trong khi đang lái tàu đi đánh cá ở Trường Sa.
Có thể Mai Phụng Lưu chưa làm thơ, nhưng mỗi lần gặp anh, tất cả các nhà báo và nhà thơ đều công nhận ở người ngư dân mộc mạc thật thà này tiềm ẩn một năng lượng tinh thần lớn lao. Nếu được thể hiện ra bằng ngôn ngữ thì năng lượng tinh thần ấy sẽ hiện hình thành những câu thơ, những bài thơ.
Người Việt Nam vốn yêu Thơ, tuy không phải ai cũng làm thơ, nhưng Thơ luôn tìm được cách để đến với họ trong bao nhiêu hoàn cảnh và thời gian khác nhau. Tôi nghĩ, với Ngày Thơ hằng năm, chúng ta nên đưa tinh thần sống thơ đến với tất cả mọi người, dù họ là nông dân, ngư dân hay công nhân. Dĩ nhiên, những người có học, những người sở hữu tri thức cao thì lại càng có cơ hội gắn bó và sống thơ nhiều hơn.
Nhưng những người lao động bình thường, lao động vất vả khác cũng không hề xa lạ với Thơ. Họ sẽ sống thơ vào những lúc mà chính họ cũng không ngờ tới. Thơ đáng yêu và lạ lùng là vậy!
Khi ngư dân Mai Phụng Lưu xuất hiện trong Ngày Thơ, thì Ngày Thơ ấy được thấm đẫm mồ hôi của cần lao và đau đáu nỗi niềm của người Việt - Lý Sơn, Việt - Quảng Ngãi yêu nước. Bởi, với người Việt Nam bây giờ, yêu Hoàng Sa và Trường Sa là yêu nước, phải không bạn?
Chúc ngư dân Mai Phụng Lưu lên đường may mắn trong vụ cá năm nay! Anh trúng mùa cá thì Thơ cũng được mùa Thơ đấy.
Thanh Thảo (TNO)
Thơ là tiếng nói của tâm hồn con người. Thơ gắn kết mọi con người yêu cuộc sống và yêu tự do lại với nhau, bất kể thành phần xuất thân và tuổi tác. Có thể trong đời mình, ngư dân Mai Phụng Lưu do vất vả mưu sinh nên ít khi có dịp tiếp xúc với thơ.
Nhưng một ngư dân không chỉ biết đi đánh cá ở Hoàng Sa mà còn thấu hiểu đó là quần đảo của tổ tiên mình, một ngư dân biết trực tiếp ghi lại những hình ảnh hiếm hoi quý giá về Hoàng Sa bằng chiếc máy ảnh cà tàng của mình, một ngư dân biết mang hương ra Hoàng Sa để thắp trên hòn đảo mà ngày xưa cha ông mình từng trấn giữ, chắc chắn ngư dân ấy có một tâm hồn thơ mãnh liệt.
Người có tâm hồn thơ chưa hẳn đã cầm bút làm thơ, nhưng họ biết sống thơ, biết xúc cảm và chia sẻ trước cái Đẹp và cái Thiện, biết tha thiết yêu thương từng rạn san hô, từng bãi cát vàng trên những quần đảo thuộc chủ quyền của đất nước mình.
Những người như thế, họ yêu Thơ và yêu Nước, họ đưa tinh thần của Thơ tới mọi công việc vất vả và hiểm nguy hằng ngày. Tôi từng gặp và kính phục một ngư dân ở Đức Phổ vì anh đã viết và nhớ trong đầu hàng trăm bài thơ trong khi đang lái tàu đi đánh cá ở Trường Sa.
Có thể Mai Phụng Lưu chưa làm thơ, nhưng mỗi lần gặp anh, tất cả các nhà báo và nhà thơ đều công nhận ở người ngư dân mộc mạc thật thà này tiềm ẩn một năng lượng tinh thần lớn lao. Nếu được thể hiện ra bằng ngôn ngữ thì năng lượng tinh thần ấy sẽ hiện hình thành những câu thơ, những bài thơ.
Người Việt Nam vốn yêu Thơ, tuy không phải ai cũng làm thơ, nhưng Thơ luôn tìm được cách để đến với họ trong bao nhiêu hoàn cảnh và thời gian khác nhau. Tôi nghĩ, với Ngày Thơ hằng năm, chúng ta nên đưa tinh thần sống thơ đến với tất cả mọi người, dù họ là nông dân, ngư dân hay công nhân. Dĩ nhiên, những người có học, những người sở hữu tri thức cao thì lại càng có cơ hội gắn bó và sống thơ nhiều hơn.
Nhưng những người lao động bình thường, lao động vất vả khác cũng không hề xa lạ với Thơ. Họ sẽ sống thơ vào những lúc mà chính họ cũng không ngờ tới. Thơ đáng yêu và lạ lùng là vậy!
Khi ngư dân Mai Phụng Lưu xuất hiện trong Ngày Thơ, thì Ngày Thơ ấy được thấm đẫm mồ hôi của cần lao và đau đáu nỗi niềm của người Việt - Lý Sơn, Việt - Quảng Ngãi yêu nước. Bởi, với người Việt Nam bây giờ, yêu Hoàng Sa và Trường Sa là yêu nước, phải không bạn?
Chúc ngư dân Mai Phụng Lưu lên đường may mắn trong vụ cá năm nay! Anh trúng mùa cá thì Thơ cũng được mùa Thơ đấy.
Thanh Thảo (TNO)