Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Hãy đọc và cảm nhận về tấm Lòng của Mẹ các bạn nhá ! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Hãy đọc và cảm nhận về tấm Lòng của Mẹ các bạn nhá ! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

eden

eden
Ban ĐH
 Ban ĐH
Chuẩn bị cho lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, những người phụ nữ ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã thức suốt đêm để làm bánh ít.
Hãy đọc và cảm nhận về tấm Lòng của Mẹ các bạn nhá ! Me
Thứ bánh dân dã này ở miền Trung vùng nào cũng có, nhưng nhiều người bảo chỉ ở Lý Sơn bánh mới "số dách" vì có cây lá gai đặc dị. Hàng triệu năm trước, nham thạch đã phun trào trên ngọn Thới Lới. Cơn rùng mình của trời đất đã tạo ra nơi đây tầng địa chất kết hợp giữa bazan và vôi sò của biển, nuôi cây lá gai và một thứ khác đã tạo nên thương hiệu của Lý Sơn, là tỏi tép to, nhiều dầu, ăn vào đậm đà, ngát thơm. Lá gai, tước lấy lá, phơi khô, vò cho nát rồi đem ngâm nước cho mềm, bỏ vào nồi hầm cho mủn lá, xong bỏ cối giã thật nhuyễn. Khi đường đen đã thắng thành keo, bỏ lá gai vào, nấu sôi, sau đó mới trộn bột nếp dẻo vào. Nhân bánh làm bằng đậu xanh, đậu phụng và dừa. Mấy bà già bảo, công đoạn lâu nhất là hầm lá gai cho rục, nếu không, ăn vào lợn cợn, nếp không dẻo làm bánh tơi ra, dễ bị mốc.

Hãy đọc và cảm nhận về tấm Lòng của Mẹ các bạn nhá ! Banhit
Tốn công thế nhưng phải làm, bởi đó là vật phẩm cúng lính Hoàng Sa. Mấy trăm năm trước, con dân Lý Sơn vâng lệnh vua, lên thuyền vượt sóng ra Hoàng Sa, cắm cột mốc chủ quyền Tổ quốc nơi xa cách nghìn trùng, lương thảo họ mang theo cho sáu tháng lênh đênh trên biển, là bánh ít lá gai, bánh thuẫn, bánh nổ. Hành trang của người lính Hoàng Sa xưa được phục dựng trên những chiếc thuyền mà cụ Võ Hiển Đạt xã An Vĩnh và bà con cặm cụi làm cả tuần. Bảy sợi mây, một chiếc chiếu, hai cây đòn, bảy nẹp tre. Một thỏa thuận ngầm bi tráng rằng, nếu vùi mình nơi xanh thẳm kia, thì những vật dụng trên sẽ bó xác họ lại, linh hiển thì dạt vào đất liền. "Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/ Chiếc chiếu bó tròn bảy sợi dây mây". Chiếc bánh ít nặng trĩu trong nó đất đai, mùi hương xứ sở và cả tấm lòng của mẹ, của vợ, của em. Bà Hai Thọ, vợ cụ Võ Hiển Đạt nói, đàn bà ở đây, chẳng ai bảo ai, cứ đến ngày lễ là xúm lại làm bánh ít, như tỏ tấm lòng thành với cha ông.
Hồi đó, lệnh vua, hễ con trưởng là ở nhà phụng dưỡng mẹ cha, con trai thứ phải đi. Ra Tết, tháng 2, bắt đầu đi, đến tháng 8 cập bến Hoàng Sa. Năm nào cũng vậy, một lần là gần 70 suất binh phu. "Mày tính, chừng đó năm, nhất là thời Minh Mạng, suất binh phu tăng lên rất nhiều, sao tính hết được". Cụ Đạt trầm ngâm. "Hoàng Sa trời nước mênh mông-Người đi thì có mà không thấy về". Nhưng phải đi, bởi đó là đất đai xứ sở, là núm ruột ngàn đời giữ lấy... "Thân còn sót đoạn xương thừa/Cũng mài vào đá mà thưa cùng người/Đây là cương thổ muôn đời/Sống làm lưỡi kiếm vạch trời đất ghi" (Thơ Lý Văn Hiền). "Sau 1975, bà con đào đất dựng nhà, thấy mộ gió sắp hàng dằng dặc chồng lên nhau". Lại lời cụ Đạt. Mộ gió là sinh phần của người ở đảo dựng lên tưởng nhớ những người ra đi không về. Nấm đất vô tri nhưng đó là nước mắt của cha của mẹ dành cho họ.

Có một thứ cây sinh ở đảo, là cây dâu, không phải để ươm tơ dệt lụa, mà phận của nó là dùng làm hình nhân thế mạng chôn trong những mộ gió, với quan niệm linh hồn người đã khuất dễ nhập vào cây dâu.
Hôm rước vong hồn chiến sĩ trận vong từ Âm linh tự về đình An Vĩnh, tôi thấy mấy bà mấy chị đang mua bán ở chợ gần đó, bỏ hết công việc, đứng ngoài hàng rào của đình nhìn vào, lặng im nghe tiếng chiêng trống. Nơi đây vốn trước đây vẫn làm lễ tiễn binh phu ra Hoàng Sa, bị đổ ngã khi Pháp nện ca nông vì nghi có Việt Minh ở, nay mới được phục dựng lại. Thật lạ là trong những tài liệu có được về chuyện Hoàng Sa ở Lý Sơn, không hề thấy nhắc đến phụ nữ. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, chia sẻ: "Thời đó Nho giáo nặng quá, đàn bà đâu được đến sân đình. Nhưng, mỗi việc họ làm bánh ít đủ ăn trong sáu tháng, rồi đứt ruột tiễn con đi mà biết chắc không ngày trở về, cũng thừa sức dựng lên một tượng đài về lòng mẹ”.
Mà đâu cần chờ đến ngày lễ, đâu cần phải nhớ chuyện ngày xưa, giờ các bà các chị vẫn xem chiến sĩ Trường Sa như con em họ bởi bao ngư dân khi gặp nạn đã được các anh cứu. Ơn nghĩa ấy được gói ghém trong từng giỏ bánh gói vội bằng những chiếc lá bàng vuông tươi xanh trên đảo. Mỗi khi có thuyền ra đảo, họ lại giúi theo tay chồng con vài chục bánh tặng người ở đảo xa, xem như tấm lòng của đất liền.

Nhiều người chung một nhận xét: Dân ở đây thật thà như đếm. Đến đây là không có đường lui, bốn bề sóng nước, không gắn bó, yêu thương nhau thì sống với ai. Cha mẹ sao, con cháu sau này vậy, dẫu khổ đau cũng lặng im, nén chặt trong lòng, lấy biển xanh làm nơi hóa giải. Hôm qua tôi ghé nhà ông Mai Phụng Lưu, thôn Tây, xã An Hải. Ông cùng con trai và rể đang bị mắc kẹt ở Hoàng Sa vì tàu bị người ta bắt, đòi tiền chuộc 182 triệu. Bà Phạm Thị Đới, vợ ông đang ngồi bóc tỏi, nước mắt như khô lại. "Một mình tui ở nhà làm nuôi ba đứa con, tiền đâu ra hả cậu?". Ngồi cạnh bà là con gái Mai Thị Bạch Huệ, ánh mắt buồn buồn nhưng cũng không nói nửa lời. Cùng đi với cha là anh Hải, chồng sắp cưới của Huệ, hẹn sau chuyến đi này là tổ chức cưới. Hình như xa xưa mãi đến giờ, đôi mắt người đàn bà ở Lý Sơn cũng chưa một lần mở to mà cứ đăm chiêu, xa vời, bởi ngày ngày mong ngóng chồng con quay mũi thuyền về hướng đảo.

Cụ Đạt bảo, danh sách binh phu nay lưu lại chỉ còn 500 người, nên phải làm 500 thẻ bài ghi tên họ, đúng như ngày xưa họ lên thuyền là cột chặt thẻ đó trong người, nếu có xấu số dạt trôi không còn nhìn rõ mặt, ở đất liền cũng biết đây là con cháu nhà ai. Hàng ngàn ngọn hoa đăng được thả. Cũng họ, những phụ nữ ở đảo cặm cụi làm. Mỗi hoa đăng như con mắt, như linh hồn người đã khuất đong đưa theo bọt sóng.
Sưu Tầm.

Hãy đọc và cảm nhận về tấm lòng của người Mẹ nói riêng và người phụ nữ Lý Sơn quê mình các bạn nhả.[i]

http://dienlanhmiennam.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]