Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Nghe chuyện “ông Nam Hải” trên đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Nghe chuyện “ông Nam Hải” trên đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Mấy trăm năm qua, ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) luôn tôn thờ những “ông Nam Hải”
ngoài biển khơi. Mỗi khi có “ông Nam Hải” nào "lụy" vào đảo mình, người
dân lại tổ chức tang lễ, ma chay và xây lăng thờ phụng rất trang
nghiêm. Vị Nam Hải thờ tại Lăng Tân (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) còn
được người dân tôn kính gọi là Đồng Đình Đại Vương có quyền uy bậc nhất
trên biển Đông.

"Đạo" của ngư dân
Chuyến tàu tốc hành vừa cập
cầu cảng Lý Sơn, chúng tôi được một chiến sĩ Bộ đội Biên phòng giới
thiệu rằng, muốn biết văn hóa của ngư dân trên đảo, phải tìm đến nhà
ông Phù Ngã (64 tuổi) - Tân chủ vạn Vĩnh Thạnh - đại diện cho 7 sở ngư
dân đang thờ phụng bộ xương cá voi tại Lăng Tân. Kỳ lạ thay, ở cái
huyện đảo rộng khoảng 10 cây số vuông với hơn 20.000 dân này, hỏi đến
ông Phù Ngã thì ai cũng biết.

Khi tôi thưa chuyện, ông Ngã
cười rồi bảo: "Trên đảo này ai cũng thờ Đồng Đình Đại Vương, mà tôi là
người đại diện cho họ để lo việc cúng tế thì làm sao mà không biết
được. Ở Lý Sơn, đứa trẻ vừa lọt lòng, trong những câu chuyện cổ tích mà
cha mẹ chúng kể lại thì đã có nhiều chuyện nhắc đến các vị Nam Hải,
nhất là Đồng Đình Đại Vương".

Ông Ngã cũng không biết là
Đồng Đình Đại Vương vào "tu" trên đảo mình khi nào mà chỉ nghe người
già kể lại là ngài đã "lụy" vào đây từ hơn hai hay ba trăm năm trước.
Ông Ngã nói: "Tôi chỉ nghe cha và ông nội kể lại rằng, ngày ông "lụy"
vào đây, hàng trăm người dân trên đảo tập trung "rước" (khiêng) nhưng
ông không đi. Rồi khi đúng Ngọ (12 giờ trưa), rước thì ông lại lên và
đến địa điểm xây Lăng Tân bây giờ và nhất quyết không đi đâu nữa. Từ
đó, người dân xây đền thờ ông gọi là Lăng Tân hay Sở Đại Vương. Riêng
bộ hài cốt của ông thì đến nay vẫn giữ được và đây là bộ xương cá voi
to nhất trên đảo này".

Ông Ngã kể lại: "Người đi biển
mỗi khi gặp bão tố mà cầu khấn thì nhất định được các ông Nam Hải che
chở, đưa vào đất liền an toàn. Cách đây 3 năm, ông Nguyễn Đượm và ông
Lê Khá (ở xã An Vĩnh) chở cát từ đất liền ra đảo xây nhà thì bất ngờ
tàu gặp nạn trôi lênh đênh trên biển từ sớm mai đến chiều. Hai người
cầu khẩn sự giúp đỡ và ông đã hiển linh, dìu 2 người trên lưng tiến vào
đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam)...
Sau đó nhờ tàu của một ngư dân khác đưa vào bờ. Mới đây nhất, năm 2008,
trên đường đi đánh cá cùng 11 ngư dân khác, anh Bùi Văn Thái (29 tuổi,
trú thôn Tây, An Vĩnh) bị rơi xuống biển nhưng mọi người không biết.
Đến sáng hôm sau, người trên tàu thấy thiếu người mới quay lại tìm thì
phát hiện anh Thái đang nằm trên lưng một “ông Nam Hải”. Tàu lại gần
thì ngài lặn xuống biển sâu...".

Nghe chuyện “ông Nam Hải” trên đảo Lý Sơn 4_ban893-400
Bàn thờ Nam Hải Đồng Đình Đại Vương tại Lăng Tân.

Theo ông Ngã thì không thể kể
hết những trường hợp ngư dân trên đảo gặp nạn ngoài khơi được các “ông
Nam Hải” cứu mạng từ trước đến nay. Tục lệ của dân trên đảo Lý Sơn,
người nào phát hiện có ông Nam Hải "lụy" vào trước tiên thì người đó sẽ
là chủ tang, lo việc tang lễ giống như người con trai trưởng lo tang lễ
cho bố mẹ mình. Trong ngày lễ tang của các ông Nam Hải được ngư dân xem
là đại lễ, tất cả mọi người đều tham dự. Lý Sơn là đất lành nên các
ngài Nam Hải thường chọn nơi đây để an nghỉ và ngư dân trên đảo cũng
nhờ thế mà hưởng phúc.

Thăm Đồng Đình Đại Vương
Tại Lăng Tân, ngư dân thờ 3 vị
Nam Hải là Đông Đình Đại Vương và Đức ngư nhị vị tôn thần. Ngoài ra,
trên đảo còn có Lăng Chánh, Lăng Thứ và chục lăng lớn, nhỏ khác cũng
thờ các vị Nam Hải. Hằng năm, vào mùa xuân thì các ngư dân thường tổ
chức lễ hội Cầu Ngư để cầu mong một năm đi biển được bình yên.

Khi chúng tôi xin vào viếng
Đồng Đình Đại Vương, ông Ngã tỏ ra lưỡng lự: "Không phải lúc nào và ai
cũng diện kiến ông được đâu. Mỗi năm chỉ mở cửa nơi ông an nghỉ một lần
vào mùa xuân để ông Thủ tự Sở Đại Vương quét bụi và dân làng có dịp thờ
cúng mà thôi. Những trường hợp bất thường thì phải mua trầu, rượu, trái
cây cúng để xin, nếu ông đồng ý thì mới được vào". Nói xong, ông Ngã
bảo con gái mua các thứ cần thiết để cúng, còn mình thì gọi điện thoại
cho Thủ tự Sở Đại Vương - ông Nguyễn Văn Hỏi (78 tuổi) - xin ý kiến.

Chúng tôi vừa đến cổng Lăng
Tân, Thủ tự Sở Đại Vương chặn trước cổng và xem lại giấy tờ tùy thân
của từng người rồi dặn rằng: "Chúng tôi phải "cáo" các Ngài và xin xăm,
nếu Ngài cho thì các anh được vào, nếu không thì đành chịu. Trong quá
trình chúng tôi tiến hành lễ thì nhất định không được chụp ảnh hay đụng
vào bất kỳ đồ vật nào trong lăng. Khi ông Tân chủ vạn bái xong các anh
được phép đứng bên ngoài chụp ảnh. Còn chuyện vào thăm nơi ông nghỉ thì
chờ chúng tôi xin xăm thế nào rồi hãy tính".

Nói xong, hai ông mở cửa, bước
vào trong lăng và chuẩn bị hương đèn, dâng lễ vật lên bàn thờ. Trước
khi cúng, ông Ngã hỏi tên và tuổi của chúng tôi để trình lên Đồng Đình
Đại Vương.

Khi xin được xăm, ông Ngã và
ông Hỏi đốt đèn, mở cánh cửa gian phòng chứa hài cốt Đồng Đình Đại
Vương cho chúng tôi vào thăm. Bộ xương cá voi lớn được phủ một tấm vải
đỏ chứa đầy cả căn phòng. Ông Hỏi nhè nhẹ dỡ miếng vải đỏ và giới thiệu
từng bộ phận trong hài cốt Đồng Đình Đại Vương cho chúng tôi được rõ.
Ông Hỏi cho biết: "Lăng Tân hiện có 3 bộ hài cốt của các “ông Nam Hải”,
một của Đồng Đình Đại Vương và một của ông Tả Đức Ngư, ông Hữu Đức Ngư
chỉ được thờ ở đây còn bộ cốt của ông thì chúng tôi không biết ở đâu".

Nghe chuyện “ông Nam Hải” trên đảo Lý Sơn 5_hai893-400
Hài cốt ngài Thiếu tá bên cạnh hài cốt Đồng Đình Đại Vương tại Lăng Tân

Chỉ vào một cái quan tài nhỏ
nằm bên bộ xương cá voi khổng lồ, ông Hỏi nói tiếp: "Bộ hài cốt còn lại
nằm trong cái "chăn" này. Sau khi Đồng Đình Đại Vương "lụy" vào đây
được 2 hay 3 năm gì đó thì “ông Nam Hải” này cũng "lụy" theo vào đây để
được hầu hạ bên cạnh Đồng Đình Đại Vương. Nhỏ thế nhưng cũng giữ đến
chức Thiếu tá rồi đó"... Xong việc, ông Ngã hướng dẫn chúng tôi vái tạ
ơn các ngài Nam Hải và trải chiếu dưới nền để cùng hưởng "lộc" của ông.

Ông Mai Giang - Trưởng phòng
Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện đảo Lý Sơn, cho biết: “Lý Sơn hiện
có 3 di tích cấp quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh. Trong năm 2009 này,
chúng tôi đang tiếp tục lập hồ sơ đề nghị cấp trên công nhận thêm 4 di
tích cấp tỉnh nữa, trong đó có Lăng Tân. Di tích Lăng Tân và bộ xương
cá voi tại xã An Vĩnh cùng với nét văn hóa tín ngưỡng dân gian xung
quanh nó rất cần được phục dựng để giới thiệu với du khách. Chúng tôi
đã tiến hành đo kích cỡ của một số xương trên bộ xương cá voi này thì
mỗi chiếc xương sườn dài đến 3m, mỗi đốt sống sụn giữa cơ thể to đến
40cm... Ước lượng khi còn sống, cá voi này nặng từ 40 đến 50 tấn...".

Huyện đảo Lý Sơn có gần 100 di
tích với một quần thể các đền, chùa, lăng, miếu, mộ gió của các chiến
binh Hoàng Sa... Trải qua hàng trăm năm với bao biến cố của lịch sử
nhưng những di tích này vẫn còn nguyên vẹn, ít bị xâm hại như chùa
Hang, chùa Đục, đình làng Lý Hải, quần thể di tích Âm Linh Tự, nghĩa
trang lính Hoàng Sa,... đang trở thành những điểm du lịch, tham quan ưa
chuộng của du khách gần xa.

Rồi đây, khi di tích Lăng Tân
được công nhận, hài cốt Đồng Đình Đại Vương được phục dựng, những
truyền thuyết, những câu chuyện về các “ông Nam Hải” sẽ theo chân du
khách đi khắp bốn phương. Người dân trên đất Lý Sơn anh hùng sẽ có thêm
một niềm tự hào về quê hương xứ sở của mình

nguồn: antg.cand.com.vn

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]