Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
cho hỏi chút.. 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
cho hỏi chút.. 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1cho hỏi chút.. Empty cho hỏi chút.. Sun Apr 24, 2011 5:25 pm

BOFbusinessoffuture92

BOFbusinessoffuture92
Level 4
Level 4
cho em hỏi chút??
1,con đưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác gi so với các bậc tiền bối...và tại sao con đường của NAQ là duy nhất đúng?
2, Quá trình phát triển và hoàn thiện đường lối đấu tranh giành chính quyền của Đảng từ 1939-1945
em xin cảm ơn nhiều..!!

2cho hỏi chút.. Empty Re: cho hỏi chút.. Mon Apr 25, 2011 11:13 am

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
hỏi cái này biết chết liền ,những người nào ai có chuyên ngành thì giúp đỡ bạn tí kìa. mình thì postay.com........................

3cho hỏi chút.. Empty Re: cho hỏi chút.. Mon Apr 25, 2011 2:40 pm

ngthki

avatar
Ban ĐH
 Ban ĐH
câu 1

Con đường tìm chân lí cứu ngước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với lớp tiền bối??
Con đường tìm chân lí cứu ngước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với lớp tiền bối??
Thất bại của phong trào Cần Vương đánh dấu thời kì đấu tranh chống Pháp giành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu “phò vua cứu nước” nẳm trong hệ tư tưởng phong kiến chấm dứt. Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những trí thức yêu nước (khi ấy gọi là sĩ phu) hướng ra nước ngoài tìm đến những con đường mới để mong được giải phóng. Cụ Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy Tân, sau sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911). Cụ Phan Châu Trinh hướng theo con đường nghị việcn tư sản của các nước phương Tây. Những con đường trên đây, tuy có màu sắc khác nhau nhưng đều là chủ nghĩa dân chủ tư sản. Chủ nghĩa đó, những người yêu nước Việt Nam mới biết đến, nhưng đối với thời đại thì đã lỗi thời và phản động. Cuối cùng, cụ Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước Nhật (1909) và bị quân phiệt Trung Quốc bắt giam theo yêu cầu của Pháp (năm 1913). Cụ Phan Châu Trinh và Lương Văn Can cũng hết hio vọng vào con đường cải cách khi Đông Kinh Nghĩa Thục bị giải tán và hai cụ đều bị đày đi Côn Đảo. Hoàng Hoa Thám và các đồng chí của cụ cũng không hiểu vì sao cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của nghĩa quân bị thất bại.
Trong khi đó, Nguyễn ái Quốc từ rất sớm đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ chí sĩ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nhưng không tán thành con đường cứu nước của các cụ.
Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối, ngày 5-6-1911, Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới hữu hiệu hơn. Nhưng khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỉ hướng về Nhật Bản, Nguyễn ái Quốc quyết sang phương Tây, đến với nước Pháp để tìm xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào để về nước giúp đỡ đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước á, Âu, Phi để kiếm sống và học tập. Nhờ vậy, Người hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bị bóc lột dã man.
Trong quá trình hoạt động ở Pháp, Người đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các thuộc địa. Tháng 6-1919, Người đã thay mặt những người Việt Nam tố cáo chính sách thực dân của Pháp và đòi chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Năm 1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện này mở ra cho cách mạng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn gắn cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, từ năm 1921 trở đi, Nguyễn ái Quốc tiếp tục bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước của mình, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước để chuẩn bị nhữn tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng tiên phong ở Việt Nam – nhân tố cơ bản đầu tiên bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Tháng 6-1923, Nguyễn ái Quốc sang hoạt động ở Liên Xô. Tại đây, Người tiếp tục bổ sung và phát triển thêm tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc. Nội dung tư tưởng chính trị và con đường cứu nước bao gồm những điểm chính sau đây:
1. Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vì vậy chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc phải thực hiện đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế. Phải gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng nhân dân lao động và giai cấp công nhân.
3. ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, lại bị đế quốc. phong kiến áp bức bóc lột nặng nề; vì vậy cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải lôi cuốn được nông dân đi theo, cần phải xây dựng khối công nông liên minh, làm động lực của cách mạng. Trên cơ sở công nông liên minh phải thu hút, tập hợp được sự tham gia rộng rãi của đông đảo các giai cấp tầng lớn xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh của dân tộc.
4. Cách mạng muốn thắng lợi, trước hết phải có đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo. Đảng phải có đội ngũ cán bộ sẵn sàng hi sinh chiến đấu vì mục đích cách mạng của Đảng, vì lợi ích của dân tộc.
5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải việc của một vài người. Vì vậy phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn ái Quốc khác với các nhà yêu nước đi trước khác.
   Những tư tưởng cách mạng trên đây của Nguyễn ái Quốc đã được truyền về trong nước, đến với các tầng lớp nhân Việt Nam tạo ra một xung lực mới, một con đường mới, một chân lí mới để phong trào dân tộc nhanh chóng chuyển mình theo xu hướng cách mạng mới của thời đại. Từ đây, những người yêu nước Việt Nam hướng về Nguyễn ái Quốc như ngọn hải đăng chỉ đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam đi đến độc lập, tự do.



câu 2
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân. Quá trình đấu tranh đó đã diễn ra qua 3 cao trào cách mạng, có ý nghĩa như 3 cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh tuy bị đàn áp nặng nề nhưng đã thể hiện rõ vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam; xây dựng được đội quân chủ lực của cách mạng, thực hiện được liên minh công nông, lực lượng đông đảo nhất của dân tộc. Cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ 1936-1939 do Đảng lãnh đạo ngay sau khi khôi phục được hệ thống tổ chức của Đảng là một thắng lợi lớn của Đảng. Qua lãnh đạo cuộc đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp rộng lớn kết hợp với hoạt động bí mật, không hợp pháp, Đảng được rèn luyện, trưởng thành, lực lượng quần chúng cách mạng mở rộng và được thử thách. Cao trào giải phóng dân tộc dẫn tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (1939-1945). Đó là quá trình đấu tranh cách mạng vô cùng khó khăn, gian khổ với những hy sinh to lớn của Đảng và dân tộc ta. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã trưởng thành và phát triển về mọi mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức; về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến không ngừng được bổ sung và làm rõ hơn, đặt nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu; vận dụng đúng đắn và có sự phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng ở thuộc địa.
Qua thực tiễn 15 năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, Đảng và nhân dân ta đã đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ cơ bản trong đường lối chiến lược và sách lược, bảo đảm cho phong trào cách mạng phát triển đúng hướng, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc, đó là: Quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp; quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược lâu dài và mục tiêu cụ thể trước mắt, giữa giành thắng lợi từng bước, khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn; quan hệ giữa chiến lược và sách lược, phương pháp cách mạng, sử dụng đúng đắn các hình thức, phương pháp đấu tranh phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể; quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa xây dựng Đảng và xây dựng phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng được tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất; quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, giữa xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ và sáng tạo với tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình quốc tế đem lại; quan hệ giữa chủ động chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ, tổ chức và sử dụng các lực lượng cách mạng...
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát-xít Nhật, xóa bỏ chế độ thực dân và phong kiến, lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở châu Á, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là sự kiện quan trọng to lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, do sức đoàn kết và hăng hái của toàn dân trong và ngoài Mặt trận Việt Minh, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi. Người nhấn mạnh: Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn quốc. .





em xem tham khảo ở chỗ này cũng được!

4cho hỏi chút.. Empty Re: cho hỏi chút.. Tue Apr 26, 2011 11:49 am

hoangtubienca

hoangtubienca
Level 2
Level 2
Có cả tư vấn môn lịch sử online luôn hả?? haha haha

http://www.daolyson.net

5cho hỏi chút.. Empty Re: cho hỏi chút.. Tue Apr 26, 2011 3:40 pm

BOFbusinessoffuture92

BOFbusinessoffuture92
Level 4
Level 4
Em cam ơn chị ngthnghi nhiều nha..!!! :D

6cho hỏi chút.. Empty Re: cho hỏi chút.. Tue Apr 26, 2011 3:57 pm

Khách vi

avatar
Khách viếng thăm
Không biết mọi người nghĩ gì nhưng với mình lỡ ai đó viết sai tên mình tự nhiên lại thấy không thiện cảm, đôi khi cũng nên tập cho mình một thói quen xem lại trước khi post cái gì đó lên. Nó chẳng mất bao nhiêu thời gian cả nhưng lại thể hiện phong cách của bạn, cảm ơn người khác hay chúc mừng gì đó mà viết sai tên chủ nhân của nó thì tự nhiên thấy điều đó không còn ý nghĩa nữa. đó chỉ là quan điểm của mình thôi

7cho hỏi chút.. Empty Re: cho hỏi chút.. Tue Apr 26, 2011 5:18 pm

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
BOF lần sau có hỏi thì đặt tiêu đề rõ ràng chút: ví dụ như bài này tiêu đề là Hỏi về môn Đường lối Đảng Cộng Sản thì hay hơn

thử tưởng tượng nhiều người muốn hỏi mà ai cũng đặt tiêu đề kiều như: cho hỏi tí nghen,hỏi này chút,,, có việc nhờ chút? thì rất khô khan

--p/s: đồng ý kiến với daovo

http://my.opera.com/khoilv

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]