Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Chuyện về giếng nước không cạn ở đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Chuyện về giếng nước không cạn ở đảo Lý Sơn 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Melo

Melo
Level 5
Level 5
Ở nhiều hòn đảo, nước ngọt trở thành nỗi lo thường trực với người dân vào mỗi mùa khô. Nhưng ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mùa hè đến, dân vẫn không lo khát vì đã có giếng nước không cạn "vua ban".

Giếng nước không cạn nằm ở giữa đoạn đường từ xã An Vĩnh sang xã An Hải. Theo ông Phạm Thoại Tuyền (thôn Đông, An Vĩnh), người nhiều năm dành thời gian tìm hiểu lịch sử, văn hóa quê nhà, tương truyền giếng nước không cạn trên là do vua Gia Long ban. Sau khi lên ngội, vua Gia Long đã đi thăm các hòn đảo dọc bờ biển miền Trung và ghé Cù Lao Ré (nay là Lý Sơn). Đúng thời điểm này, dân đảo gặp cảnh khô hạn chưa từng có. Là thiên tử cai quản muôn dân, vua Gia Long lập đàn tế trời cầu mưa. Sau đêm tế trời, vua nằm mộng về địa điểm đào giếng nước ngọt, hôm sau sai người đào giếng ở chỗ đó. Người dân ở đảo nhớ ơn vua và đặt tên cho giếng là “giếng nước vua ban” hoặc “giếng Gia Long”.


Giếng cách biển chừng 5 m nhưng vẫn giữ được vị ngọt mát.


Một giả thuyết khác cho rằng, giếng nước này do người Chăm Pa đào cách đây hàng trăm năm. “Với những kỹ thuật bí mật truyền đời, người Chăm sinh sống trên đảo có thể bắt được mạch nước ngầm để đào giếng. Hơn nữa, cách sắp xếp đá viên xung quanh thành giếng thật đặc biệt khiến nguồn nước luôn đảm bảo, không bị tắc”, Nguyễn Đăng Vũ, một nhà nghiên cứu về lịch sử, nói.

Dù là giả thiết nào thì nó cũng thể hiện sự trân trọng của người Lý Sơn đối với một nguồn nước ngọt. Ở đây, khẩu hiệu “nước là vàng” vẫn được tìm thấy nhiều nơi tại các bể nước hoặc trên dọc một số tuyến đường nhằm nhắc nhở dân đảo sử dụng nước một cách hiệu quả và tiết kiệm nước giếng vua ban.


Một người dân chở nước từ giếng không cạn về nhà.

Theo ông Lê Văn Vương, giếng có đường kính khoảng 1 m, sâu chừng 5 m, mực nước thường ổn định nên chỉ cần thả gàu là có. Trên đảo Lý Sơn còn có khoảng 3 - 4 giếng nước khác nhưng mùa hè đều khô cạn hoặc nhiễm mặn, không dùng được. Thế nên giếng không cạn trở thành “báu vật” duy trì nguồn sống cho hơn 20.000 dân đảo.

Cách giếng chừng 5 m là những con sóng biển ngày đêm vỗ ì ầm. Lúc biển lặng hay khi bão to sóng lớn, giếng vẫn giữ được vị ngọt mát. “Mùa mưa, dân đảo trữ nước mưa nên giếng vắng người. Nhưng vào mùa hè, giếng khi nào cũng đông đúc, người dân tụ tập như đi hội”, chị Nguyễn Thị Xuân ở xã An Vĩnh, cho biết khi đến đây lấy nước. Cũng theo chị Xuân, lúc cao điểm, có đến chục người đứng quanh thành giếng, thả gàu liên tục để múc lên dòng nước mát.

Hoàng Táo

traidaokute

traidaokute
Level 3
Level 3
Đúng vậy chắc nếu ai ở Lý Sơn đều biết đến cái giếng đó. Cái giếng ma ai cũng đã từng uống và đã từng bước chân đến vì sừ huyền bí và kì diệu của nó. Một cái giếng mặc dù ở gần biển nhưng ko bi nhiễm mặn chút nào và còn đặc biệt là như tác giả nói là không bao giờ cạn và khi đọc được bài viết này thì tui lại nhớ đến những ngày ở Lý Sơn, những ngày chạy xe xuống tận giếng để mang nước về nhà để mà sử dụng cũng là những ngày ma tui rất jui je khi được chung sống trên đảo của mình, một nơi ai nghe đến tưởng chừng là nó rất buồn và điếu đó hoàn toàn sai khi chưa đặt chân đến huyện đảo của chúng ta

vanthanh6642

vanthanh6642
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Nước là sản vật vô giá do tạo hóa ban tặng còn nhiệm vụ của chúng ta là phải gìn giữ nó.Dặc biệt cần tuyên truyền cho người dân biết mà lam cho Giếng trong sạch để ko uổng danh la "giếng vang" chu???

Kristian

Kristian
Level 6
Level 6
Giếng Vua ở Lý Sơn

Lao Động Cuối tuần số 23 Ngày 20/06/2010 Cập nhật:
5:50 AM, 20/06/2010






Chuyện về giếng nước không cạn ở đảo Lý Sơn Avatar
Giếng Vua ở Lý Sơn. Ảnh: T.Đ

(LĐCT)
- Đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, với những đặc thù của nó, đã là nơi trầm
tích những tầng văn hoá của nhiều thế hệ cư dân cổ xưa.



Các
di tích văn hoá và lịch sử hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều trên hòn đảo
này, trong đó có một giếng nước, mang đậm dấu ấn truyền kỳ. Đó là giếng
Vua.

Được hình thành bởi 5 ngọn núi lửa, trông xa, Lý Sơn giống
như 5 chiếc bát úp giữa biển cả. Trước đây, trên 5 miệng núi lửa này là
những cánh rừng nguyên sinh nên tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngọt vào
mùa khô hạn là rất hiếm.

Khoảng 20 năm trở lại đây, khi những
cánh rừng trên các ngọn núi của đảo bị tàn phá, tình trạng thiếu nước
vào mùa hè vẫn thường xảy ra trên hòn đảo này. Hầu như tất cả các giếng
nước trên đảo đều cạn hoặc bị nhiễm mặn. Thế nhưng, có một giếng nước
trên đảo chưa bao giờ cạn, cũng không bị nhiễm mặn, kể cả những năm
đỉnh hạn, dù giếng này chỉ nằm cách mép nước biển chừng vài ba mét,
tách bạch hoàn toàn với khu dân cư. Dân Lý Sơn gọi giếng nước này là
“giếng Vua”, cũng có người gọi đó là “giếng Gia Long”.

Men
theo cánh đồng tỏi trước mặt Bệnh viện Lý Sơn chừng 200 mét thì sẽ gặp
giếng nước “kỳ lạ” này. Tương truyền, khi Nguyễn Ánh (sau này là Vua
Gia Long) bị quân Tây Sơn truy đuổi, ông chạy dạt ra Lý Sơn. Đang mùa
nắng hạn, lương thảo và nguồn nước ngọt bị cạn kiệt, ông cho quân sĩ
đào giếng khắp đảo nhưng không có nước. Trong lúc sinh mệnh như ngàn
cân treo sợi tóc thì đêm đó ông nằm mộng thấy có người mách cho nơi đào
giếng. Đúng như điềm báo, ông sai người chỉ đào sâu chừng hơn một mét
là đã thấy nước ngọt.

Chuyện về giếng nước không cạn ở đảo Lý Sơn 49867499_dsc_0081_resize
Lễ hội đua thuyền ở đảo Lý Sơn.
Câu
chuyện trên đậm chất hoang đường, vì Nguyễn Ánh chưa bao giờ đặt chân
lên đảo Lý Sơn cả. Có lẽ vì sự nhiệm màu của giếng nước này mà người
dân đã gán cho vua chăng? Có điều này thì đúng: Đây là giếng nước của
người Chăm cổ có mặt trên đảo Lý Sơn.

Dọc miền Trung, nhiều
ngôi làng ven biển vẫn thường xuất hiện những “giếng vua” như thế. Đặc
điểm của các giếng nước này là nằm gần biển, được xây bằng loại đá ong
hoặc gạch Chăm cổ. Người Chăm rất giỏi phong thuỷ nên việc chọn nơi đào
giếng để tìm nguồn nước ngọt giữa tứ bề nước mặn là việc hiển nhiên.

Trở
lại với “giếng Vua” ở Lý Sơn. Từ nhiều năm nay, cứ vào mùa nắng hạn,
khi tất cả các giếng nước trên đảo hoặc bị cạn kiệt nguồn nước hoặc bị
nhiễm mặn, chính quyền huyện Lý Sơn chuẩn bị phát tín hiệu cấp cứu,
nhờ đất liền chuyển nước ngọt ra đảo thì “giếng Vua” vẫn dồi dào nguồn
nước. Hàng trăm gia đình ở đảo vẫn xếp hàng để lấy nước ngọt từ giếng
nước này nhưng giếng vẫn không cạn. Thật khó tin rằng, một giếng nước
chỉ cách biển chừng vài ba sải tay, những tưởng nước mặn sẽ dễ dàng
tràn vào, song nước trong giếng ấy thì vẫn cứ trong xanh, vẫn cứ ngọt
ngào như không hề biết bên mình có một đại dương luôn chực chờ xâm lấn.

Cùng
với tháp Chăm và nhiều công trình văn hoá khác, nghệ thuật chọn vị trí
đất để đào giếng và xây thành chống xâm nhập mặn cũng là một bí ẩn nữa
của người Chăm cổ.

Trong xu hướng ngày càng sa mạc hoá ở hòn đảo
này thì sự tồn tại của “giếng Vua” như chiếc phao cứu sinh cho hàng
ngàn người dân trên đảo Lý Sơn mỗi mùa khô hạn.




Trần Đăng

nguồn: Lao Động

angel_cry

angel_cry
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
thế mới biết khả năng phi thường của người xưa!

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
giếng vua ban cũng thường có tên gọi là " giếng xó la" ,mình cũng không biết vì sao lại có tên đó nữa .

angel_cry

angel_cry
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
xời! Chuyện về giếng nước không cạn ở đảo Lý Sơn 888299
ai mà chả biết tên giếng là giếng xó la chứ?

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]