Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Báu vật của những gia tộc ở Lý Sơn (13/06/2012) 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Báu vật của những gia tộc ở Lý Sơn (13/06/2012) 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

anhai

anhai
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Lý Sơn (Quảng Ngãi) là mảnh đất trên 3.000 năm trước đã có những cư dân Sa Huỳnh vượt sóng ra đây lập nghiệp sinh sống. Thế rồi đời đời nối tiếp nhau, người dân nơi đây kiên trì bám đảo, bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Từng ngọn cỏ, cành cây…đến những ngôi nhà yên bình với người dân Lý Sơn đều vô cùng ý nghĩa. Nhưng nhiều ý nghĩa nhất có lẽ là những tờ sắc chỉ cổ Hoàng Sa được người dân nơi đây bao đời nâng niu gìn giữ như những báu vật của gia tộc.

Báu vật của những gia tộc ở Lý Sơn (13/06/2012) 2012_165_T08_anh2
Tượng đài Đội Hùng Binh Hoàng Sa cai quản Bắc Hải đặt ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi


Báu vật bị thất lạc

Ngồi ngay trước hương án đội trưởng Hải đội Hoàng Sa - Phạm Quang Ảnh - người được vua Gia Long sai ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình, thu lượm sản vật vào năm 1803, ông Phạm Quang Tĩnh (76 tuổi, hậu duệ đời thứ 6 của cụ Phạm Quang Ảnh) kể rằng, nhà vua đã thành lập đội Hùng Binh Hoàng Sa, phong ông Phạm Quang Ảnh làm đội trưởng và có 70 xuất lính. Cứ đến tháng 3 hằng năm, cai đội Ảnh cùng 25 người lính được chọn từ 25 họ tộc trên đảo với 5 chiến thuyền, dong buồm ra khu vực Hoàng Sa làm nhiệm vụ.

Từ đảo Lý Sơn, khi đó gọi là đảo Cù Lao Ré, những hùng binh đi mất 3 ngày 3 đêm mới ra đến quần đảo Hoàng Sa và suốt 6 tháng ròng họ đi khắp nơi trên vùng biển chủ quyền để thực hiện nhiệm vụ nhà vua giao phó. Ngoài những công việc hàng ngày như thu lượm sản vật, cứu trợ các tàu ngư dân bị đắm, đội Hùng Binh Hoàng Sa còn đảm trách thêm nhiệm vụ đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và đối phó với nạn cướp biển hoành hành...

Theo ông Tĩnh, tất cả những chuyến đi của đội Hùng Binh Hoàng Sa đều được nhận sắc chỉ vua ban và trong suốt hơn 300 năm qua những sắc chỉ và sự hiện diện của ngư dân đã minh chứng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian nhiều báu vật và sắc chỉ đã bị thất lạc khiến cho những dòng tộc không khỏi xót xa, tiếc nuối.

Báu vật của những gia tộc ở Lý Sơn (13/06/2012) 2012_165_T08_anh3
Những sắc phong báu vật của gia tộc họ Đặng


Một trong những nguyên nhân báu vật gia tộc bị mất, ông Tĩnh giải thích rằng: Vào năm 1979 có hai người từ đất liền ra đảo Lý Sơn giới thiệu tên và đơn vị công tác bày tỏ nguyện vọng được mượn những tư liệu có liên quan về Hải đội Hoàng Sa trong vòng 3 tháng để nghiên cứu. "Đây là những sắc chỉ, văn bản quý có nội dung rất cụ thể, rõ ràng và đặc biệt có giá trị lịch sử. Bởi trong ấy đều ghi rõ nội dung cai đội Hoàng Sa tuyển mộ binh phu, sang nhượng đất đai để làm kinh phí cho những người ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thực thi chủ quyền. Quý đó, nhưng thấy họ tha thiết và ghi giấy mượn, hứa sẽ trả. Tin người, chúng tôi đã cho họ lấy toàn bộ văn bản gốc có liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa mang đi. Nhưng rồi họ một đi không trở lại!” - ông Tĩnh tiếc nuối.

Không chỉ có gia tộc Phạm mà qua tìm hiểu thì ở Lý Sơn còn có dòng họ Nguyễn, họ Võ cũng bị thất lạc nhiều tờ sắc chỉ cổ.

300 năm gìn giữ cho ngày hôm nay

Mặc dù nhiều sắc chỉ bị thất lạc nhưng mừng thay ở Lý Sơn vẫn còn có những gia tộc lưu giữ được những báu vật này cho đến ngày nay. Điển hình là dòng tộc họ Đặng, hậu duệ của ông Đặng Văn Siểm (ông tổ đời thứ 15 dòng họ Đặng)-một trong 25 lính thủy nhận lệnh của vua Minh Mạng ra canh giữ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1834.

Một ngày cuối tháng 5, chúng tôi tìm về nhà ông Đặng Lên (thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi)-tộc trưởng dòng họ Đặng, người từng giữ báu vật Hoàng Sa của ông Đặng Văn Siểm. Sau khi nghe chúng tôi trình bày nguyện vọng, ông Lên đến bên bàn thờ tổ tiên thắp hương xin phép rồi lấy ra những tờ sắc phong Hoàng Sa cổ mà dòng họ Đặng đã lưu giữ gần 300 năm qua.

Báu vật của những gia tộc ở Lý Sơn (13/06/2012) 2012_165_T08_anh4
Bác Đặng Lên: Những sắc lệnh là báu vật của gia tộc


Ông Lên kể: "Sắc chỉ gốc chúng tôi đã hiến tặng cho nhà nước, hiện chỉ còn lại bản photocopy. Nội dung những bức sắc chỉ: Vào ngày 15-4 năm Minh Mạng (Ất Mùi-1835), nhà vua đã lệnh cho phái đoàn gồm 25 thanh niên giỏi bơi lội, tinh thông võ nghệ đi trên ba chiếc thuyền, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh đội trưởng suất đội (một chức quan dưới thời Minh Mạng-PV) Phạm Hữu Nhật ra biển Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc, vẽ bản đồ, trồng cây cối, thu lượm thủy hải sản trong suốt 6 tháng. Đây cũng là công việc của đội Hùng Binh Hoàng Sa đã trở thành thông lệ hàng năm”. Vẫn theo lời kể của ông Lên, "Đội Hùng Binh Hoàng Sa do ông Phạm Hữu Nhật chỉ đạo chính là sự nối tiếp nhiệm vụ của Đội Hùng Binh Hoàng Sa, Trường Sa. Vì trước đó Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) sau khi lên ngôi (1802) đã ban hành chỉ dụ "Sai đội Hùng Binh Hoàng Sa đi đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ Hoàng Sa”.

Theo ông Lên quá trình gìn gữ báu vật cũng nhiều gian truân. Vì vào năm 1950, thực dân Pháp cho một trung đội đi thuyền ra tận đảo Lý Sơn lùng sục, tìm kiếm, ép người dân địa phương phải giao nộp cổ vật sắc chỉ. Để bảo toàn cho báu vật dòng tộc họ Đặng, những người có trách nhiệm của dòng tộc đã bỏ toàn bộ sắc chỉ vào một cái hũ sành rồi đem chôn sâu xuống lòng đất ở một nơi bí mật. Điều này chỉ được 2 người là bậc thúc bá và tộc trưởng biết. Vào năm 1979, có một nhóm người lạ mặt tự xưng là "nhà khảo cổ học” đã trực tiếp đến nhà thờ họ Đặng để xin được mượn về nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của những gì cha ông để lại, gia tộc họ Đặng đã từ chối không cho mượn sắc chỉ. Đến năm 1980, lại có một nhóm người lạ mặt thứ 2 ra đảo Lý Sơn tìm đến dòng họ Đặng trả giá, đòi mua lại các sắc chỉ, văn bản quý với giá rất cao. Nhưng vị tộc trưởng họ Đặng cùng con cháu một lần nữa lại kiên quyết khước từ. Trải qua bao biến cố thăng trầm, những báu vật đã được lưu giữ cẩn trọng và là minh chứng hùng hồn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

Sau gần 300 năm gìn giữ những sắc chỉ - báu vật gia tộc, tháng 4-2010, gia tộc họ Đặng đã hiến tặng những báu vật gia tộc Hoàng Sa cho Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tài liệu quý này gồm 4 trang bản gốc còn nguyên vẹn nhất từ trước đến nay. Để tri ân một dòng họ đã có công gìn giữ, hiến tặng tài liệu lịch sử văn hóa quý giá liên quan đến chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, tháng 11-2010, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch quyết định tặng bằng khen cho gia tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn.

TẤN THÀNH
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1437&chitiet=51481&Style=1

http://hùngđảolýsơn.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]