Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
CAG của Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn? 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
CAG của Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn? 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
Tập đoàn CPG đã nhanh nhảu tiếp cận dự án quy hoạch đảo Lý Sơn khi công việc này mới bước vào giai đoạn khởi động

Tập đoàn CPG (đóng tại Singapore, thuộc Tập đoàn CAG của Trung Quốc) hôm 14-9 đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi về đồ án quy hoạch huyện đảo Lý Sơn.

Được các đơn vị cấp trên giới thiệu!

Tại buổi làm việc, các chuyên gia đến từ Tập đoàn CPG đánh giá cao vai trò và vị trí của đảo Lý Sơn. Vì vậy, họ cho rằng cần đánh giá, phân tích kỹ thực trạng, từ đó đưa ra những ý tưởng, tầm nhìn dài hạn cùng giải pháp, chính sách thiết thực để phát triển đảo Lý Sơn một cách bền vững trong tương lai, nhất là về môi trường, hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội… Các chuyên gia Tập đoàn CPG mong muốn sẽ trở thành đơn vị tư vấn, lập quy hoạch phát triển đảo Lý Sơn.

Sau khi nghe các chuyên gia của CPG trình bày, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đánh giá cao ý tưởng của tập đoàn này, đồng thời mong muốn các chuyên gia của CPG nghiên cứu thêm về tiềm năng, lợi thế của Lý Sơn trong nuôi trồng thủy sản, phát triển dịch vụ, du lịch. Bên cạnh đó, cần đưa ra chiến lược, quy hoạch đảo gắn liền với biển, đất liền… cũng như giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa trên đảo một cách tốt nhất.

CAG của Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn? Cag-cua-trung-quoc-quy-hoach-ly-son
Đảo Lý Sơn được xác định là khu vực phòng thủ quốc gia quan yếu. Ảnh: TỬ TRỰC

Sau cuộc làm việc nói trên, ngày 18-9, ông Lê Minh Huấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết Tập đoàn CPG đến Quảng Ngãi làm việc theo sự giới thiệu của các đơn vị cấp trên. “Tỉnh vẫn chưa quyết định thuê Tập đoàn CPG tư vấn lập quy hoạch đảo Lý Sơn và cũng nghe thông tin CPG không phải là doanh nghiệp (DN) của Singapore. Tỉnh sẽ nghiên cứu kỹ trước khi quyết định có thuê họ lập quy hoạch hay không. Đến nay, CPG mới trình bày ý tưởng và tỉnh mới tiếp thu ý tưởng đó thôi” - ông Huấn nói.

Vị thế đặc biệt quan trọng của Lý Sơn

Đại tá Nguyễn Tấn Lâm, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, cho biết đến nay, việc quy hoạch Lý Sơn vẫn chưa chốt phương án cuối cùng. “Quy hoạch Lý Sơn phải ưu tiên hàng đầu về bảo đảm an ninh, quốc phòng quốc gia, đồng thời cải thiện cuộc sống của người dân địa phương… Hiện mới chỉ nghe Tập đoàn CPG trình bày ý tưởng. Khi nào có quy hoạch chi tiết, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẽ có ý kiến trình Quân khu 5” - đại tá Lâm nói.

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, cho biết Lý Sơn là đảo tiền đồn phía Đông của đất nước, là căn cứ của đội quân Hoàng Sa vào thế kỷ XVII. Vì vậy, đảo Lý Sơn liên quan đến rất nhiều vấn đề như khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên, Lý Sơn rất quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế - xã hội mà cả quốc phòng - an ninh quốc gia. “DN của Singapore đã được Trung Quốc mua lại có được tham gia lập quy hoạch đảo Lý Sơn hay không là việc phải hết sức cân nhắc và thận trọng” - ông Trục cảnh báo.

TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng ngoài vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc phòng, Lý Sơn còn có nhiều yếu tố rất quan trọng về văn hóa, lịch sử do đây là cái nôi của văn hóa nhân loại. Chính vì thế, việc quy hoạch Lý Sơn phải giữ được vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cùng hiện trạng và bảo tồn giá trị văn hóa.

Theo TS Lê Đăng Doanh, quy hoạch phát triển Lý Sơn trước tiên phải phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới. Đặc biệt, phải chú trọng vị trí chiến lược của đảo trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, trong đó cần bổ sung các yêu cầu về chiến lược biển.

Phải qua thẩm định của Bộ Quốc phòng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - ông Lê Việt Trường - cho biết đảo Lý Sơn đã được Bộ Quốc phòng xác định là vị chí chiến lược, khu vực phòng thủ quốc gia. “Nói chung, tất cả đảo ven bờ đều được xác định là vị trí phòng thủ quốc gia, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Đó là những khu vực phòng thủ từ xa của đất nước. Các đảo này được coi như những tàu chiến không bao giờ bị đánh chìm, bởi vậy những vị trí này có vai trò hết sức quan trọng. Muốn lập quy hoạch, DN phải tìm hiểu kỹ về địa chất, khí tượng thủy văn, con người, lịch sử và cả an ninh quốc phòng.

Ông Lê Việt Trường cho biết căn cứ vào hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quy trình thẩm định các dự án, quy hoạch ở khu vực phòng thủ quốc gia phải được Bộ Quốc phòng, thậm chí Chủ tịch nước, xem xét cụ thể để ra quyết định.

Âm thầm đổi chủ

Theo báo Finance Asia của Hồng Kông, Tập đoàn CPG từng là một phần của Sở Công chính thuộc Chính phủ Singapore trước khi được chuyển thành một công ty thương mại độc lập vào năm 1999 và đổi thành tên như hiện nay vào năm 2002. Tháng 3-2003, CPG được bán cho Tập đoàn Downer EDI của Úc chuyên về các dịch vụ xây dựng, cơ sở hạ tầng và nguồn lực.

Theo Reuters, đến tháng 12-2012, Downer EDI thông báo đã bán CPG cho Tập đoàn Thiết kế và Nghiên cứu Kiến trúc Trung Quốc (CAG) - một DN nhà nước Trung Quốc với giá 147 triệu đô-la Úc.

Trên trang web chính thức của CPG có giới thiệu đầy đủ về nguồn gốc từ Sở Công chính cũ của Singapore, đồng thời quảng cáo rằng tập đoàn này là một trong những đơn vị chuyên nghiệp phát triển hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cung cấp các dịch vụ quản lý, phát triển nhà và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các thông tin liên quan tới những lần đổi chủ lại không được đề cập tới. Theo Wikipedia, CPG hiện có rất nhiều văn phòng ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam. T.Hằng

Tử Trực - Thế Dũng
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/cag-cua-trung-quoc-quy-hoach-ly-son-20150918233054246.htm

http://www.wearedesigner.net

thiennamlong

thiennamlong
Level 5
Level 5
Cho TQ là quy hoạch thì thôi rồi.

http://daolyson.info

Mark_Le

Mark_Le
Admin
 Admin
Vụ CAG (Trung Quốc) quy hoạch Lý Sơn: Đừng chủ quan về an ninh quốc gia

Thông tin UBND tỉnh Quảng Ngãi quan tâm với quy hoạch đảo Lý Sơn của Tập đoàn CAG – một tập đoàn thuộc nhà nước Trung Quốc – làm nhiều người dân lo ngại về an ninh quốc gia.

Với vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng: nhìn ra bao quát cửa ngõ biển Đông, nhìn vào là vị trí xung yếu của miền Trung, nếu để một doanh nghiệp Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn thì khó ai có thể an lòng.

Với những gì diễn ra trong cả thời gian dài vừa qua ở biển Đông, hầu như quốc gia nào, người nào cũng thấy rõ ý đồ của bên ngoài.

“Ngây thơ” quá!

Dù người phát ngôn của UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết “mới chỉ nghe họ giới thiệu về đồ án quy hoạch Lý Sơn. Tỉnh Quảng Ngãi chưa có bất kỳ một quyết định thuê hoặc đặt vấn đề thuê họ gì cả” nhưng nhiều người cảm thấy khó hiểu cho quyết định trên của tỉnh Quảng Ngãi.

Bạn đọc Nguyễn Thành Luân cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc chưa bao giờ là những đơn vị quy hoạch xuất sắc nếu so sánh với những doanh nghiệp của các quốc gia khác như: Đức, Mỹ, Ý, Pháp… Nếu tỉnh Quảng Ngãi cần quy hoạch huyện đảo Lý Sơn thì chỉ cần thông báo công khai thì tin chắc rằng không thiếu doanh nghiệp uy tín tham gia. “Đến bây giờ chỉ mới nghe duy nhất Tập đoàn CAG giới thiệu đồ án quy hoạch Lý Sơn thì cũng lạ. Thông thường các địa phương khác khi cần quy hoạch một địa điểm nào thì sẽ nghe cùng lúc nhiều đơn vị, xem xét nhiều phương án chứ không đơn giản như thế này” – bạn đọc Thành Luân bày tỏ.

CAG của Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn? Vu-cag-trung-quoc-quy-hoach-ly-son-dung-chu-quan-ve-an-ninh-quoc-gia
Đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược về quốc phòng. Ảnh: Lý Sơn

Cũng có người cho rằng “liệu dư luận đã quá nhạy cảm? Đơn giản đây chỉ là vấn đề quy hoạch của một doanh nghiệp thì có cần phải quá cảnh giác như vậy?”. Tất nhiên, chúng ta không quá đề phòng về láng giềng nhưng trên thế giới và cả ở Việt Nam cũng đã có quá nhiều bài học về vấn đề tương tự.

“Không ai quá ngây thơ mà cho rằng không có gì khác nhau giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp các nước khác khi quy hoạch một vị trí địa lý trên biển Đông trong bối cảnh hiện nay. Hãy nhìn vào sự quan tâm của phóng viên nước ngoài với quy hoạch này sẽ thấy sự lo ngại là cần thiết và chính đáng. Chỉ ngạc nhiên là chính Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ, lại cho rằng “không có gì phải băn khoăn” – bạn đọc Lý Ái phân tích.

Cẩn trọng là cần thiết

Những năm qua, chúng ta đã nhiều lần “nhầm hàng” với một số doanh nghiệp Trung Quốc. Gần đây nhất là việc lộn xộn với lao động Trung Quốc tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh). Trước đó giao đất cho một doanh nghiệp Trung Quốc làm du lịch ở đèo Hải Vân, hay cho doanh nhân Trung Quốc nuôi cá ở cảng Vũng Rô, đưa hàng ngàn lao động sang làm việc ở Tây Nguyên…

Những địa phương trên, theo các sĩ quan quân đội, đều là những nơi có vị trí chiến lược về an ninh quốc gia. Nếu nhìn ở góc độ kinh tế thì không đáng ngại nhưng đặt vào tình huống quốc phòng thì vô cùng nhạy cảm.

CAG của Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn? Vu-cag-trung-quoc-quy-hoach-ly-son-dung-chu-quan-ve-an-ninh-quoc-gia
Đội tàu cá Lý Sơn vừa làm kinh tế vừa giữ gìn an ninh biển đảo. Ảnh: Lý Ái

Không phải vô cớ mà nhiêu quốc gia rất cẩn trọng với các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là về vấn đề quốc phòng. Mới đây nhất, một số tờ báo lớn ở nước ngoài và cả ở Việt Nam đưa tin: Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ không tới ở khách sạn nổi tiếng Waldorf Astoria như thường lệ khi họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York. Nguyên nhân là do khách sạn này đã bị doanh nghiệp Trung Quốc mua lại.

Nhiều thập kỷ qua, khách sạn Waldorf Astoria luôn là nơi các tổng thống và quan chức Mỹ lựa chọn khi tới New York họp Đại hội đồng LHQ vì địa điểm thuận lợi. Tuy nhiên, năm ngoái Tập đoàn Hilton Worldwide đã bán khách sạn này cho Công ty Bảo hiểm Trung Quốc Anbang với giá 1,95 tỉ USD.
“Câu chuyện được hay mất, nên hay không về việc doanh nghiệp Trung Quốc quy hoạch huyện đảo Lý Sơn đã được một số tướng lĩnh quân đội phân tích kỹ càng. Vấn đề còn lại là UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp thu và ứng xử như thế nào trong thời gian tới. Là người đứng đầu một tỉnh, ông Lê Viết Chữ có toàn quyền quyết định về vấn đề quy hoạch phát triển địa phương nhưng lưu ý rằng những được mất về an ninh quốc gia là vô cùng hệ trọng, nó vượt qua thẩm quyền của bất cứ ai và liên đới với bao con người. Trong tầm nhìn của một tỉnh chớ có sơ suất” – bạn đọc Nguyễn Văn Quảng, người tự nhận là người Quảng Ngãi chính gốc, cảnh báo.

Phạm Hồ
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vu-cag-trung-quoc-quy-hoach-ly-son-dung-chu-quan-ve-an-ninh-quoc-gia-20150923104652175.htm

http://www.wearedesigner.net

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]