Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý sơn - đầu sóng ngọn gió phần 3 (sống chết cùng với biển) !!! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Lý sơn - đầu sóng ngọn gió phần 3 (sống chết cùng với biển) !!! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
TT - Người dân đất đảo Lý Sơn từ lúc mới cất tiếng
khóc chào đời đã nghe tiếng sóng biển ầm ào trong lời ru của mẹ. Lớn
lên được nghe những câu chuyện kể về những hùng binh Hoàng Sa, được bơi
lội trong sóng nước biển khơi và trở thành những Yết Kiêu từ lúc còn
niên thiếu.




Khi trở thành trai tráng, họ giong thuyền quăng lưới
ra khơi xa đánh bắt cá tôm cho đến khi nhắm mắt xuôi tay đầu cũng quay
về hướng biển.





Lý sơn - đầu sóng ngọn gió phần 3 (sống chết cùng với biển) !!! ImageView
Thợ lặn Lý Sơn trên biển - Ảnh: Quý Cầu

Đội thợ lặn thiện nghệ
Huyện đảo Lý Sơn hiện có 1.000 thợ lặn, đội quân thợ lặn này được xếp
vào loại thiện nghệ nhất miền Trung hiện nay. Có lẽ chưa thấy ở đâu ngư
dân ra khơi nhưng không mang lưới như ở đảo Lý Sơn. Cả ba xã có 407 tàu
đánh bắt hải sản với chừng 3.000 lao động, trong số này có một nửa số
tàu với khoảng 1.000 ngư dân vẫn thường xuyên ra khơi mà không mang
lưới.

Họ là những thợ lặn chuyên nghiệp, ngang dọc khắp
vùng lãnh hải VN. Suốt 10 năm qua, những thợ lặn của tàu cá QNg 96059-
TS của ông Dương Châu ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn hầu như
đã đến khắp các vùng biển đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, Nam Yết, lô Ba Kê,
Sơn Ca... thuộc vùng biển Trường Sa lặn rà sắt phế liệu từ những chiếc
tàu chìm, lặn tìm hải sâm.

Ông Châu cho biết: “Mỗi chuyến ra khơi hành nghề lặn
kéo dài suốt cả tháng trời mới trở về một lần nên phải chuẩn bị hơn 3,5
tạ gạo, hàng tạ rau tươi, cá thịt và hơn 5.000 lít dầu diesel. Từ Lý
Sơn đến nơi làm phải mất ba ngày bốn đêm. Những năm gần đây xác tàu
chìm không còn, hải sâm, đồn đột hiếm hoi dần nên chúng tôi phải đi xa
hơn, lặn xuống lòng đại dương sâu hơn”.

Hành trang của thợ lặn chỉ là dây hơi nối giữa bình
hơi và người lặn dưới nước, một cái vợt, kính lặn, cây mác để săn thủy
sản. Thông thường tìm hải sâm ngư dân phải lặn xuống mực nước 40-65m
nước biển để tìm kiếm. Các thợ lặn bắt tay vào làm việc khi mặt trời
vừa ló dạng và lên bờ kết thúc lúc mặt trời sắp đi ngủ.

Ông Dương Văn Mười - một trong những ngư dân đi trên
tàu ông Dương Châu - nhẩm tính: Mỗi chuyến tàu ra khơi lặn hải sâm trở
về có khi trúng đậm 400-500 kg hải sâm. Theo giá thị trường hiện nay,
mỗi ký hải sâm khoảng 500.000 đồng, trừ chi phí mỗi thợ lặn được chia
khoảng hơn 10 triệu đồng. Chính lực hấp dẫn từ nguồn thu nhập cao như
vậy nên ngày càng nhiều thanh niên trên đảo tìm đến với nghề lặn hải
sâm. Nhiều ngư dân sau vài chuyến lặn xa bờ trở về xây dựng được nhà
cửa khang trang. Ngư dân Phùng Văn Hồng ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện
Lý Sơn đứng trước cơ ngơi “hoành tráng” của mình tự hào nói: “Nghiệp
lặn hải sâm, đồn đột chín năm qua đã giúp tôi xây được nhà, có điều
kiện cho con cái học hành đàng hoàng”.

Hồi ức về quãng đời trai trẻ của mình, ông Bùi Thượng
- người được mệnh danh là vua lặn ở huyện đảo Lý Sơn - bồi hồi: “50 năm
hành nghề lặn dưới lòng đại dương trên hầu khắp biển Đông VN, tôi cũng
chưa thể nào lý giải được vì sao nghề lặn này đã mê hoặc tôi đến như
vậy”. Đã ngoài tuổi 70 nhưng giọng nói ông Thượng sang sảng, dáng hình
vạm vỡ như một trung niên tráng kiện. Trong nhà ông, chiếc cúp vô địch
toàn miền Nam về lặn trước năm 1975 luôn được đặt ở vị trí trang trọng
nhất. Sau khi đoạt cúp, ông Thượng được mời đi nhiều nơi hướng dẫn kỹ
thuật lặn, từ đó đến nay giúp nhiều ngư dân Lý Sơn phòng ngừa tai nạn
trong lúc hành nghề lặn.


Lý sơn - đầu sóng ngọn gió phần 3 (sống chết cùng với biển) !!! ImageView
Những con tàu của ngư dân Lý Sơn sau khi ra khơi trở về cập bến
cảng tiêu thụ hải sản và chuẩn bị lương thực, nhiên liệu cho những
chuyến đi bám biển dài ngày - Ảnh: Kim Em

Trở về với biển

Trong câu chuyện miên man về biển khơi, ông Nguyễn Từ,
78 tuổi, ở thôn Đông, xã An Vĩnh, kể: Thời xa xưa, người dân đất đảo
dùng thuyền buồm ghe nan ra khơi đánh bắt cá tôm và lặn bắt hải sản ở
vùng biển quanh bờ. Thời Pháp thuộc, ở khu vực bến Đá của xã có xưởng
đóng ghe bầu và thuyền buồm. Chủ xưởng đóng tàu đã dùng ghe bầu vượt
biển vào đất liền rồi ngược cửa Đại Cổ Lũy theo dòng sông Trà Khúc lên
tận mạn ngược mua gỗ chò ở huyện miền núi Sơn Hà, Ba Tơ (Quảng Ngãi),
và cũng theo đường biển ra tận vùng Nam Ô (Đà Nẵng) mua ván chở về đóng
ghe.

Rồi theo thời gian làm ăn phát triển, ngư dân đóng
thuyền máy, thuyền công suất lớn 200-350CV đủ sức vượt biển ra ngoài
quần đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa đánh bắt hải sản. Cho đến bây giờ, Lý
Sơn có đội tàu thuyền trên 1.000 chiếc có mặt ở tất cả các vùng ngư
trường để đánh bắt hải sản.

Ngư dân Lê Sen - chủ nhân của chiếc tàu đánh cá công
suất 350 CV ở thôn Tây, xã An Vĩnh, hành nghề thợ lặn - kể: “Hồi trước
mình cũng đi lặn bắt ốc bàn tay, ốc nón quanh bờ. Nhưng rồi nhiều người
lặn nên cuộc sống càng khó”. Cũng chính vì vậy ông lên tàu đi bạn hành
nghề lặn ra xa hơn.

Ông kể những lúc ra khơi gặp bão tố, tàu phải vào
tránh gió ở một nơi nào đó trên quần đảo Hoàng Sa, càng ngẫm nghĩ ông
càng thấy khâm phục các hùng binh Hoàng Sa ngày xưa nhiều hơn. Bởi bây
giờ có tàu to, trang bị bộ đàm mà trong cơn cuồng nộ của biển cũng khó
bảo toàn tính mạng và tài sản; còn ngày xưa với thuyền buồm, không có
phương tiện liên lạc mà các hùng binh ra tận đảo Hoàng Sa. Cũng chính
vì vậy, trong ngày tế lễ Âm Linh tự, dù ở nơi xa ông cũng cố gắng quay
về thắp nén hương trên bàn thờ để tỏ lòng thành kính.

Còn ngư dân Nguyễn Dậu cuối năm 2003 trong lúc đánh cá
bỗng nghe tin bão vội nổ máy chạy đi tìm nơi trú ẩn. Nhưng rồi cơn bão
đến, sóng đánh bứt dây neo, hất tung cả dòm, cuốn luôn thợ lặn từ trên
boong tàu xuống biển. Cũng từ đó mỗi khi ra khơi đánh cá chạy ngang qua
vùng biển mà tàu từng đối diện với trận bão, ông thường rót chén rượu
lâm râm khấn vái bạn rồi đổ xuống biển.

Cũng tại thôn Tây, chúng tôi gặp ngư dân Trần Việt
Anh. Ông bị áp suất dưới đáy biển làm đôi chân bị liệt. Những buổi
chiều biển lặng, ông chống nạng ra bãi biển với ánh mắt khát khao nhìn
về phía khơi xa, nghĩ ngợi bao điều sau bao năm đã nhiều phen sống chết
cùng biển.

Ra khơi, đối diện với bão tố, rủi ro đã đành. Những
năm gần đây, một số ngư dân Lý Sơn cũng như các huyện trong tỉnh Quảng
Ngãi lại bị tàu nước ngoài bắt giam, họ bị tịch thu tàu cùng ngư cụ vì
cho rằng vi phạm vùng ngư trường dù họ biết đó là vùng biển trời Tổ
quốc VN.

Ngư dân Dương Thành Vinh ở xóm Tây, thôn An Hải, sau
bảy năm đi bạn gom góp chắt chiu rồi vay mượn mới đóng được chiếc tàu
đánh cá công suất 80CV. Tháng 2-2009, trong một lần đánh cá ở khu vực
biển thuộc quần đảo Hoàng Sa bị tàu nước ngoài bắt tịch thu tàu thuyền,
ngư cụ giờ đành phải ra mé biển lặn bắt ốc bán kiếm tiền nuôi con. Thế
nhưng ông nói giọng chắc nịch: “Dù thế nào mình cũng trở lại biển thôi.
Bởi biển nuôi sống mình, cho vợ con của mình bát cơm tấm áo. Mình đánh
cá trên vùng biển trời của Tổ quốc nên mình phải trở về với biển”.


Nằm lọt thỏm giữa biển khơi mênh mông, khí hậu quanh năm
khắc nghiệt, người dân nơi đây phải giữ từng giọt nước ngọt. Nước uống
cho người đã khó, nước tưới cho cây càng khó gấp bội, vậy mà Lý Sơn nổi
tiếng về trồng cây tỏi.

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]