Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
hội tụ Nhanh- đúng-trúng -hay 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
hội tụ Nhanh- đúng-trúng -hay 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1hội tụ Nhanh- đúng-trúng -hay Empty hội tụ Nhanh- đúng-trúng -hay Tue Jun 21, 2011 5:45 pm

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực

hội tụ Nhanh- đúng-trúng -hay ImageView
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn

Giải A giải báo chí Quốc gia 2010:

Hội tụ Nhanh - Đúng - Trúng – Hay


ICTnews - Đạt giải A với loạt 3 bài viết về chủ quyền biển đảo, nhà báo Nguyễn Đăng Lâm, thường trú TTXVN tại Quảng Ngãi đã thuyết phục Hội đồng chấm Giải báo chí quốc gia lần thứ 5 không chỉ bởi việc khai thác vấn đề thời sự mà còn bởi tinh thần lao động nghiêm túc. Báo BĐVN đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Lâm về những suy nghĩ của mình trước giải thưởng vinh dự này.

Nhiều năm qua, giải A báo chí quốc gia thường thuộc về các đề tài đấu tranh chống tiêu cực xã hội, ông nghĩ sao khi năm nay giải A lại không nằm trong xu hướng chung đó?

Theo tôi, giải Báo chí quốc gia là giải thưởng lớn hàng năm dành cho các tác giả là nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong nước có tác phẩm chuyên sâu phản ánh về đề tài chống tiêu cực hoặc phản ánh vấn đề “nóng” trong xã hội. Đây là những đề tài hấp dẫn để các nhà báo có nhiều kinh nghiệm, nhà báo có tay nghề cao hoặc các nhà báo rất tâm huyết với những đề tài mình đã “thích” mới dám xung trận, bởi vì các đề tài rất khó thể hiện, phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, có khi không phải một tác giả mà phải cùng nhiều tác giả viết nhiều bài cùng một mục đích có ý định từ trước. Những tác giả, nhóm tác giả này đoạt giải đều xứng đáng.

Việc Hội đồng chung khảo xét để trao giải A năm nay - lần thứ 5 không thuộc đề tài chống tiêu cực nhưng nó lại đề tài “nóng”, đó là đề tài biển, đảo. Với loạt bài “Lý Sơn - Bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa” gồm 3 bài đăng trên Báo Tin Tức (TTXVN) giữa tháng 5/2010, tôi đã hàng chục lần đi ra đảo Lý Sơn trong nhiều năm, tốn khá nhiều công sức, thời gian, vừa sưu tầm, vừa nghiên cứu, vừa làm việc với các nhà nghiên cứu chuyên sâu về đảo Lý Sơn, nghiên cứu về vật thể, phi vật thể, lễ Khao lề thế linh Hoàng Sa… để nắm thông tin, tư liệu và viết theo đề tài mà mình đã có ý định từ lâu.

Việc Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia xét trao giải A năm nay, tôi nghĩ rằng Hội đồng có lý lẽ và quan điểm riêng của họ, không nhất thiết phải chống tiêu cực mới đoạt giải.

Với chủ đề về chủ quyền biển đảo, một vấn đề khá “nóng” hiện nay, thông điệp mà loạt bài này muốn gửi tới độc giả là gì?
hội tụ Nhanh- đúng-trúng -hay ImageView


Thông qua những tư liệu có trong tay, tôi viết loạt bài này để một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cha ông chúng ta thuở trước đã không tiếc xương máu hy sinh để ra Hoàng Sa và Trường Sa cắm mốc chủ quyền, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc. 3 bài viết đã nêu lên được những gì ông cha ta đã làm cách đây hàng trăm năm ngay tại Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay còn lưu giữ được về hệ thống văn hoá vật thể, phi vật thể.

Về hệ thống văn hoá vật thể trên huyện đảo này trước tiên phải kể đến nhà thờ các tộc họ, trong đó nhà thờ các tộc họ có nhiều người đi Hoàng Sa, Trường Sa hàng trăm năm trước như nhà thờ cai đội Phạm Quang Ảnh (1815- Ất Hợi- thời vua Gia Long); nhà thờ họ Phạm Văn, đây là một trong những tộc họ trên đảo có rất nhiều người đi Hoàng Sa, Trường Sa rất nổi tiếng như thuỷ quân suất đội Phạm Văn Nguyên (1835- Ất Mùi), Chánh đội trưởng thuỷ quân suất đội Phạm Hữu Nhật và ngôi mộ Phạm Hữu Nhật tại thôn Đông, xã An Vĩnh; nhà thờ tộc họ Võ tại thôn Tây, xã An Vĩnh…

Thứ hai, đó là mộ gió - mộ gió các ông Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật, Nguyễn Văn Tám và hàng nghìn ngôi mộ gió khác hiện diện đến nay trên đảo Lý Sơn.

Thứ ba, đó là các di tích Âm Linh Tự, đình làng An Vĩnh và đình làng An Hải - nơi đây những người lính trước khi đi Hoàng Sa, Trường Sa tập trung về đình làng tế tự và nơi đây lại là nơi thờ phụng và tế tự các chiến sĩ Hoàng Sa, Trường Sa đã hy sinh vì Tổ quốc. Điều đặc biệt nhất là những tư liệu về văn bản chữ Hán cổ còn lưu giữ tại nhiều tộc họ trên đảo này đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những người lính Hoàng Sa, Trường Sa thuở trước. Trong đó, có thể ví dụ như câu liễng tại đình làng An Vĩnh, những câu ca dao hầu như tất cả mọi người trên huyện đảo này đều thuộc làu đã toát lên những điều mà những người lính, những hùng binh đi Hoàng Sa năm xưa là ra đi bảo vệ biên cương lãnh hải của Tổ quốc là nhiệm vụ rất trọng đại của Triều đình giao cho… Chính vì thế, thông điệp gửi tới độc giả chỉ đơn giản đó là khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông có nhận định gì về thế mạnh của báo in so với các phương tiện truyền thông khác, nhất là sau 2 năm liền trước đây giải A thuộc về truyền hình?

Mỗi loại hình báo chí có thế mạnh riêng của mình và các nhà báo ở mỗi loại hình báo chí đều biết cách khai thác triệt để thế mạnh riêng của mình. Những năm gần đây báo hình thường có ưu thế hơn đối với người xem vì sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình. Tuy nhiên, theo tôi, năm nay báo in đoạt cả 2 giải A, là dịp “mở mày, mở mặt”, vì 2 loạt bài đoạt giải đều là những bài phản ánh và phóng sự thật sự “ Nhanh - Đúng- Trúng- Hay”.

Xin cảm ơn ông!

69 tác phẩm đoạt giải Báo chí Quốc gia 2010

Hội đồng Chung khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ V - 2010 đã lựa chọn được 69 tác phẩm để trao giải chính thức (2 giải A, 24 giải B và 43 giải C), trong tổng số 162 tác phẩm lọt vào chung khảo thuộc 8 loại giải. Trong số 69 tác phẩm đoạt giải, giải tin, bài phản ánh, ghi chép (báo in) có 1 giải A, 5 giải B, 6 giải C; giải xã luận, bình luận, chuyên luận (báo in) có 4 giải B, 5 giải C; giải phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí (báo in) có 1 giải A, 2 giải B, 8 giải C; giải ảnh báo chí có 2 giải B, 3 giải C. Ngoài ra, giải phát thanh dành cho tin, bài phản ánh, phỏng vấn, tọa đàm, bình luận, chuyên luận có 1 giải B, 2 giải C; giải phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh có 1 giải B, 6 giải C; giải báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu có 4 giải B, 5 giải C; giải báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra có 5 giải B, 7 giải C. Ngoài các tác phẩm đoạt giải chính thức, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia còn quyết định trao 59 giải khuyến khích.

Lễ trao giải được tổ chức tại Hà Nội vào tối 21/6/2011, đúng dịp kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và được truyền hình trực tiếp.

T.H


Phụng Như

(Thực hiện)

Bài viết đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 73+74

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]