1 Ngư dân Lý Sơn: Trúng đậm hải sâm Sat Jun 02, 2012 1:44 pm
duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Ngư dân Lý Sơn: Trúng đậm hải sâm
(QNg)- Sau thời gian dài khai thác trên biển, những ngày qua, hàng chục tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang tham gia khai thác hải sâm (vú nàng) tại ngư trường Hoàng Sa lại hối hả cập đảo, cho giá trị, sản lượng khai thác cao.
Vừa cho tàu cá 145CV của mình cập đảo sau hơn một tháng lênh đênh trên biển, ngư dân Lê Túc - chủ tàu cá QNg 66029 TS, ở thôn Tây xã An Hải (Lý Sơn) vui mừng cho biết, do thời tiết biển thuận lợi nên sau ngày vươn khơi đến nay tàu của ông liên tục hành nghề, phiên biển này tàu của ông khai thác được trên 1.000 con hải sâm đạt chất lượng loại 1, với trọng lượng đạt trên 1,6 tấn, với giá hải sâm con như hiện nay từ 850 - 900 ngàn đồng/kg, trừ chi phí phiên biển này tàu của ông cho giá trị khai thác đạt trên 1,5 tỷ đồng. Nhờ đó, mỗi lao động đi trên tàu cho thu nhập khoảng trên dưới 80 triệu đồng, đây là phiên biển cho giá trị và sản lượng cao nhất từ đầu năm đến nay đối với tàu ông.
Hải sâm được sơ chế rồi chuyển vào đất liền tiêu thụ.
Còn ngư dân Huỳnh Công Nhiệm - thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg 66369 TS (30 CV), ở thôn Đông xã An Hải thì đang bận rộn khiêng những phên hải sâm con to như bắp chân người lớn từ dưới tàu lên để bán cho đại lý thu mua thì bộc bạch, sau gần 2 tháng rong ruổi khắp vùng biển Hoàng Sa, tuy tàu công suất nhỏ, nhưng phiên biển này 9 lao động đi trên tàu của ông cũng khai thác được gần 1 tấn hải sâm, trị giá gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí mỗi lao động cũng có thu nhập trên 60 triệu đồng.
Theo phản ánh của các chủ tàu cá Lý Sơn đang tham gia khai thác hải sâm tại ngư trường Hoàng Sa, nghề lặn hải sâm thường cho thu nhập cao, tổn phí cho mỗi chuyến đi ít, chủ yếu vẫn là đá lạnh, muối hột để bảo quản hải sâm sau khâu sơ chế biến. Tuy nhiên, thời gian hành nghề trên biển dài, phiên ít cũng gần 2 tháng, có phiên kéo dài cả 3 tháng trời lênh đênh trên biển. So với mọi năm thì lượng hải sâm năm nay tại vùng biển Hoàng Sa dồi dào hơn, số hải sâm loại 1 khai thác được có ít hơn, do hiện nay số lượng tàu cá và ngư dân tham gia khai thác tăng đáng kể. Nghề này cho thu nhập cao, nhưng tai nạn nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng cũng không phải là ít. Ngư dân Huỳnh Công Nhiệm nói.
Bà Dương Thị Thu, một đại lý thu mua hải sâm tại đảo Lý Sơn cho biết, thời gian này trung bình một ngày bà thu mua vào vài tấn hải sâm con. số hải sâm thu mua sẽ được sơ chế tại chỗ rồi vận chuyển tiêu thụ tại các thị trường trong khu vực như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản... Tuy nhiên do thị trường mặt hàng này thường xuyên lên xuống không ổn định nên giá cả có biến động.
Không riêng tàu của ngư dân Lê Túc, Huỳnh Công Nhiệm mà hàng chục tàu cá khác của ngư dân Lý Sơn đang tham gia khai thác hải sâm tại các ngư trường cũng đều cho thu nhập cao và đang trên đường trở về cập đảo. Sau phiên biển này hầu hết số tàu trên lại tiếp tục vươn khơi bám biển Hoàng Sa.
Bài, ảnh: Văn Mịnh
(QNg)- Sau thời gian dài khai thác trên biển, những ngày qua, hàng chục tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang tham gia khai thác hải sâm (vú nàng) tại ngư trường Hoàng Sa lại hối hả cập đảo, cho giá trị, sản lượng khai thác cao.
Vừa cho tàu cá 145CV của mình cập đảo sau hơn một tháng lênh đênh trên biển, ngư dân Lê Túc - chủ tàu cá QNg 66029 TS, ở thôn Tây xã An Hải (Lý Sơn) vui mừng cho biết, do thời tiết biển thuận lợi nên sau ngày vươn khơi đến nay tàu của ông liên tục hành nghề, phiên biển này tàu của ông khai thác được trên 1.000 con hải sâm đạt chất lượng loại 1, với trọng lượng đạt trên 1,6 tấn, với giá hải sâm con như hiện nay từ 850 - 900 ngàn đồng/kg, trừ chi phí phiên biển này tàu của ông cho giá trị khai thác đạt trên 1,5 tỷ đồng. Nhờ đó, mỗi lao động đi trên tàu cho thu nhập khoảng trên dưới 80 triệu đồng, đây là phiên biển cho giá trị và sản lượng cao nhất từ đầu năm đến nay đối với tàu ông.
Hải sâm được sơ chế rồi chuyển vào đất liền tiêu thụ.
Còn ngư dân Huỳnh Công Nhiệm - thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg 66369 TS (30 CV), ở thôn Đông xã An Hải thì đang bận rộn khiêng những phên hải sâm con to như bắp chân người lớn từ dưới tàu lên để bán cho đại lý thu mua thì bộc bạch, sau gần 2 tháng rong ruổi khắp vùng biển Hoàng Sa, tuy tàu công suất nhỏ, nhưng phiên biển này 9 lao động đi trên tàu của ông cũng khai thác được gần 1 tấn hải sâm, trị giá gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí mỗi lao động cũng có thu nhập trên 60 triệu đồng.
Theo phản ánh của các chủ tàu cá Lý Sơn đang tham gia khai thác hải sâm tại ngư trường Hoàng Sa, nghề lặn hải sâm thường cho thu nhập cao, tổn phí cho mỗi chuyến đi ít, chủ yếu vẫn là đá lạnh, muối hột để bảo quản hải sâm sau khâu sơ chế biến. Tuy nhiên, thời gian hành nghề trên biển dài, phiên ít cũng gần 2 tháng, có phiên kéo dài cả 3 tháng trời lênh đênh trên biển. So với mọi năm thì lượng hải sâm năm nay tại vùng biển Hoàng Sa dồi dào hơn, số hải sâm loại 1 khai thác được có ít hơn, do hiện nay số lượng tàu cá và ngư dân tham gia khai thác tăng đáng kể. Nghề này cho thu nhập cao, nhưng tai nạn nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng cũng không phải là ít. Ngư dân Huỳnh Công Nhiệm nói.
Bà Dương Thị Thu, một đại lý thu mua hải sâm tại đảo Lý Sơn cho biết, thời gian này trung bình một ngày bà thu mua vào vài tấn hải sâm con. số hải sâm thu mua sẽ được sơ chế tại chỗ rồi vận chuyển tiêu thụ tại các thị trường trong khu vực như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản... Tuy nhiên do thị trường mặt hàng này thường xuyên lên xuống không ổn định nên giá cả có biến động.
Không riêng tàu của ngư dân Lê Túc, Huỳnh Công Nhiệm mà hàng chục tàu cá khác của ngư dân Lý Sơn đang tham gia khai thác hải sâm tại các ngư trường cũng đều cho thu nhập cao và đang trên đường trở về cập đảo. Sau phiên biển này hầu hết số tàu trên lại tiếp tục vươn khơi bám biển Hoàng Sa.
Bài, ảnh: Văn Mịnh