Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Sau khi Trung Quốc bắt người trái phép.thuyền vẫn ra khơi! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Sau khi Trung Quốc bắt người trái phép.thuyền vẫn ra khơi! 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Sau khi ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ trái phép: Lý Sơn, thuyền vẫn ra khơi


Chính quyền địa phương: Cương quyết không nộp phạt vô lý như thế! Ngư dân: biển mình, mình cứ ra khơi!
Sau khi Trung Quốc bắt người trái phép.thuyền vẫn ra khơi! Thumbnailxalovn1
Sau khi ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ trái phép: Lý Sơn, thuyền vẫn ra khơi

Một góc làng chài trên đảo Lý Sơn.

Sáng sớm như mọi ngày bình yên, tại cầu cảng chính của huyện đảo Lý Sơn hàng loạt tàu cá của ngư dân tấp nập vào ra. Những con tàu nhổ neo xuất bến hướng về biển phía mặt trời vừa nhô lên, những con tàu khác cập cảng để bán cá vừa đánh được đêm qua. Xen lẫn trong dòng người ngược xuôi đó, có những người phụ nữ lặng lẽ giấu nước mắt sau vành nón lá ngồi trên cầu cảng ngóng chồng.

Vợ ngư phủ ngóng chồng

Chị Bùi Thị Giàu (41 tuổi) vợ của thuyền trưởng Dương Văn Hưởng đang bị Trung Quốc bắt giữ, ôm đứa con nhỏ quanh quẩn trong căn nhà cửa không đóng từ nhiều đêm qua. Mọi hoạt động thường nhật của gia đình đều bị ngưng trệ. Chị Giàu cũng mất ngủ từ ngày nhận được tin chồng bị bắt. Đứa con trai út bảy tuổi quanh quẩn bên mẹ hỏi ba nhưng chị im lìm không nói, thỉnh thoảng chị thắp nén nhang trên bàn thờ khấn vái, cầu cho chồng bình an nơi phương xa.

Vợ chồng chị Giàu sống trong căn nhà cũ. Ba năm trước, gia đình chị dồn hết số tiền chắt chiu nhiều năm cộng với tiền vay của hội phụ nữ và vay người thân được 40 triệu đồng, góp cùng 10 người khác đóng chiếc tàu QNg-6097-TS để ra khơi. Nay nợ nần chưa trả xong thì tàu đã bị bắt.

Chị Giàu tâm sự: “Mấy ngày nay cơm nuốt không xuống, không tối nào chợp mắt vì lo cho anh ấy. Tôi bị bệnh mấy năm nay, lo cho mấy cháu cái ăn đã khổ, tiền đâu moi ra cả trăm triệu đồng mà nộp cho họ. Mọi chuyện chừ trông chờ chính quyền giúp đỡ!”. Nghe tin con trai bị bắt, bà nội mấy cháu từ Dăk Lăk đã lặn lội ra đảo dẫn hai đứa cháu lớn về nuôi. Cháu út ở nhà với chị chờ ba về.

Hàng chục phụ nữ khác tại xã đảo nhỏ bé này cũng nằm trong cảnh âu lo tương tự. Tối tối họ tụ tập với nhau tại nhà chị Giàu để bàn chuyện cứu chồng, cứu con nhưng bàn chỉ để thở dài, còn chuyện tiền bạc hầu như ai cũng bất lực vì nghèo.

Chị Thanh, vợ thuyền viên Nguyễn Chí Thạnh tàu QNg-6517-TS, cho hay nợ nần chồng chất, anh Thạnh lại mang bệnh nặng nhưng chuyến này cũng gượng dậy ra khơi kiếm tiền, không ngờ bị bắt. Không biết những ngày bị bắt giam tại Trung Quốc sức khoẻ của anh thế nào.

Thuyền vẫn ra khơi
Sau khi Trung Quốc bắt người trái phép.thuyền vẫn ra khơi! Thumbnailxalovn
Sau khi ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ trái phép: Lý Sơn, thuyền vẫn ra khơi

Giấy chuộc tiền của Trung Quốc đòi ngư dân Việt Nam trả 70.000 nhân dân tệ/một tàu.

Bất chấp những đe doạ rình rập của biển khơi, nhiều ngư dân tại huyện đảo này vẫn giong thuyền nhổ neo hướng ra biển Đông để đánh bắt. Anh Dương Văn Thọ, người vừa bị bắt và trở về từ Hoàng Sa cùng 24 ngư dân khác, cách đây mấy hôm đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến ra khơi mới. Anh Thọ cho biết ngư dân hết sức bất bình trước hành động ngang ngược bắt bớ của Trung Quốc nhưng chẳng lẽ vì thế mà bỏ biển.

Anh Phùng Văn Châu (46 tuổi), người từng bị Trung Quốc bắt giam ba tháng ở Hoàng Sa và đưa về đảo Hải Nam trước khi thả về Việt Nam năm 2007, kể lại: “Trung Quốc bắt tàu chúng tôi cũng đưa ra kịch bản tương tự như bây giờ là đòi tiền chuộc. Họ dắt tàu về Hoàng Sa, nhốt 24 anh em trong một căn phòng chừng 5 m2. Đòi tiền chuộc mỗi tàu lúc đó trên 130 triệu đồng. Vợ con ở nhà vay mượn, gửi qua một ngân hàng quốc tế chuyển vào tài khoản theo đề nghị phía họ nhưng tiền chuyển đi hơn một tháng mà họ chưa cho về. Họ lấy đi tám tấn cá và các trang thiết bị trên tàu, cho ăn uống kham khổ. Mặc cho trời mưa nắng, họ cứ để chúng tôi ở ngoài ca-bin tàu cá mà không cho vào trong. Tức quá, chúng tôi phá cửa và chửi thông dịch viên. Họ còn bắt chúng tôi ký vào tờ giấy toàn chữ Trung Quốc. chúng tôi kiên quyết không ký vì nghi rằng đó là giấy viết cáo buộc mình vi phạm lãnh hải. Cùng lắm thì đi tù. Cuối cùng, sau khi có lãnh sự quán mình đến can thiệp, họ mới cho về”.

Đề nghị hỗ trợ ngư dân vẫn chưa có hồi âm

Chiều qua (7-7), ông Nguyễn Xuân Hước, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế UBND huyện Lý Sơn, cho biết 12 ngư dân và hai tàu của ngư dân huyện vẫn còn nằm trong tay Trung Quốc. Chính quyền huyện đã có công văn gửi cấp trên và Bộ Ngoại giao và nhà nước có biện pháp can thiệp. “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc thả ngư dân và không đòi nộp phạt một cách vô lý như vậy. Vì toạ độ đó là vùng biển của Việt Nam và ngư dân đã đánh bắt nhiều đời nay”.

Ông Hước cho biết trước mắt, chính quyền huyện động viên các gia đình thuyền viên không nên quá âu lo, mọi việc sẽ được giải quyết, đồng thời khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi đánh bắt cá. Vì những rủi ro xảy ra ngoài ý muốn nên chính quyền sẵn sàng ký giấy xác nhận thiệt hại cho ngư dân, để ngư dân có chứng cứ xác nhận tại ngân hàng. Huyện cũng đã yêu cầu tỉnh có công văn gửi Chính phủ có một chính sách hỗ trợ cấp thiết cho các ngư dân. Các chính sách có thể là về vật chất như xăng dầu, nước ngọt, thực phẩm, bảo hiểm. Ngoài ra, nếu cần thiết có thể công nhận liệt sĩ và thương binh cho ngư dân khi gặp tai nạn tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ông Trương Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết chính quyền tỉnh vừa có văn bản gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam và nói rõ là yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện 12 ngư dân và hai tàu cá của Việt Nam. Ông Nhi cho hay, tính từ đầu năm đến nay, cả tỉnh Quảng Ngãi đã có 13 tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ và gây bức xúc trong nhân dân. Tỉnh cũng yêu cầu Chính phủ có chính sách hỗ trợ thoả đáng cho ngư dân vì bên cạnh việc làm kinh tế họ còn là các công dân tiền tiêu khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin phản hồi từ cấp trên. “Tôi sợ nhất là các ngư dân mình bị bắt và sẽ bị ép ký vào biên bản mà không biết tiếng nước ngoài. Họ có thể dựa vào đó mà nói là mình vi phạm nhưng thật ra các ngư dân mình chẳng vi phạm gì” - ông Nhi nói.

Phía Trung Quốc thúc giục giao tiền chuộc

Hôm qua (7-7), ông Dương Văn Thọ, chủ tàu QNg-6597-TS, chiếc tàu vừa được thả về cùng 25 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ, cho biết chiều 5-7, ông có nhận một cuộc điện thoại của anh ruột mình là Dương Văn Hưởng gọi về từ đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Qua cuộc điện thoại, thông dịch viên người Trung Quốc hỏi kèm trong máy là: “Nộp tiền vào tài khoản ngân hàng đó chưa? Nếu chưa nộp thì chưa cho về”. Qua điện thoại, ông Hưởng cũng cho biết sức khoẻ của anh em ngư dân vẫn bình thường. Ông Thọ nói với ông Hưởng rằng mọi người ở nhà không thể chạy nổi số tiền chuộc lớn như vậy và đang chờ chính quyền tìm cách giúp đỡ. Sau đó, cuộc gọi đột ngột cắt.

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]