Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Chuyện ông đồ già trên đảo Lý Sơn  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Chuyện ông đồ già trên đảo Lý Sơn  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Everlasting

Everlasting
I ♥ U

Chuyện ông đồ già trên đảo Lý Sơn  58838

Ông Võ Hiển Đạt với công việc thường ngày của mình


Cụ ông Võ Hiển Đạt (80 tuổi) là người nổi tiếng ở huyện
đảo Lý Sơn, bởi ông có công lớn trong việc tạo dựng và chế tác những
hiện vật và hình ảnh của đội hùng binh trấn giữ quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa năm xưa, thông qua các thư tịch và tài liệu cổ còn lưu lại cho
đến ngày nay. Hầu hết các câu liễn, câu đối, các văn bản cổ bằng chữ
hán có niên đại từ vài trăm năm trước đang được thờ tự tại các đền thờ
trên đảo đều có bút tích của ông và được ông mã hóa.

Sinh ra trong một gia đình thuộc loại có của ăn, của để trên đảo.
Mười tuổi đầu ông Đạt đã được gia đình cho theo học chữ Nho với các thầy
đồ tại địa phương. Tuy nhiên, lớn lên ông không theo nghề chữ nghĩa mà
bị cuốn theo nghề chài lưới để thỏa chí nam nhi nơi biển cả bao la, lập
gia đình ông lại đóng thuyền buồm dong duổi theo nghiệp buôn bán trong
các tỉnh phía Nam, vùng đất nào cũng in dấu chân ông.
Ông Đạt kể rằng, tổ tiên ông đã từng gắn bó với đảo hàng mấy trăm năm
qua, ban đầu họ chỉ những ngư dân chài lưới trong đất liền ra thả lưới
buông câu ven đảo và tạm trú trên đảo trong những ngày biển động kéo
dài. Tuy nhiên, do thấy vùng đất đảo phong cảnh hữu tình, dễ bề làm ăn
nên đưa gia đình ra định cư và lập nghiệp. Trải qua hàng chục đời sinh
sống trên đảo, hiện ông là hậu duệ của các tiền nhân đã có công ra “khai
thiên phá thạch” xây dựng đảo trù phú như ngày nay.
Chuyện ông đồ già trên đảo Lý Sơn  DSC_0000197
Những phút rảnh rỗi ông lại chăm sóc cây cảnh trong sân nhà
Gặp ông tại Đình làng An Vĩnh, khi ông đang dở tay cọ viết lại đôi
câu liễn đối trong những ngày giáp tết Âm lịch, ông Đạt kể, trong những
năm gắn bó với nghiệp buôn bán đường dài, ông đã tranh thủ học lỏm được
chút vốn chữ Hán của người Hoa Kiều Sài Gòn là những bạn hàng thân thiết
để bổ sung vào vốn kiến thức mà theo ông là nông cạn từ khi ông theo
học thời trai trẻ, không ngờ đây là cái nghiệp, cái duyên đeo đẳng và
gắn bó với ông đến cuối đời.
Dừng tay cọ, ông Đạt tâm sự: Theo nghề này phải có chí và chịu khó,
bởi công việc đòi hỏi phải kỹ lưỡng trong từng câu chữ, mỗi chi tiết nhỏ
luôn phải chỉnh chu, không để sai sót. Ông Đạt nhớ lại: Trong Lễ khao
lề vừa rồi, ông là người duy nhất được lựa chọn để phục dựng và tái hiện
nguyên bản đến từng chi tiết nhỏ nhất của chiếc thuyền buồm cùng vật
dụng rồi hình nhân thế mạng của Đội Dân binh trong đội Hoàng Sa năm xưa
ra đo đạc, trấn giữ bảo vệ chủ quyền tại Đảo Hoàng Sa. Để thực hiện
thành công việc này, ông đã phải thức trắng nhiều đêm tra cứu và tham
khảo hàng trăm tài liệu bằng chữ Hán đang được thờ tự tại các nhà thờ
Cai đội và dân binh trong Đội Hoàng Sa. Sau hơn 3 tháng miệt mài sửa đi
chỉnh lại, việc phục dựng tái hiện và phục chế lại những hiện vật đã
hoàn thành và được các nhà chuyên môn đánh giá cao, các vật dụng trên
hiện đang được trưng bày để phục vụ khách tham quan. Ngoài việc viết
liễn, viết câu đối, thì tết năm nào cũng có hàng trăm người đến xin ông
chữ để cầu phúc cầu may cho gia đình mình. Người trẻ tuổi, thanh niên có
chí tiến thủ thì xin chữ Tài, chữ Lộc, người có tuổi trung niên chín
chắn, công danh thành đạt thì xin chữ Phúc, chữ Thọ.
Ngừng tay thắp nén nhang thành kính trên bàn thờ cho linh hồn các
tiền nhân, ông Đạt chậm rãi cho biết: Mình chưa phải là người hay chữ
nghĩa, song có chút tài hoa nên được bà con tín nhiệm sao nỡ từ chối,
bởi công việc này cũng là góp một chút công sức nhỏ bé của mình cho cộng
đồng cho xã hội; phần nữa để bày tỏ lòng biết ơn của lớp hậu sinh với
các bậc tiền nhân, tổ tiên ông bà và lưu giữ cho đời sau.
Phạm Văn Mịnh
(huyện Lý Sơn)

nguồn: quangngai.gov.vn

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]