1 Chi tiêu tiết kiệm # kiệm chi tiêu Thu Jun 23, 2011 10:17 am
minhsang
Thành Viên Tích Cực
- Tiết kiệm không phải là giữ được càng nhiều tiền càng tốt mà là chi tiêu sao cho hợp lý nhất.
1. Lập biểu đồ dự báo chi tiêu
Không hoàn toàn đúng nếu ai đó nói với bạn rằng chẳng thể biết trước được chúng ta sẽ phải tiêu vào cái gì. Đến “ nắng mưa là chuyện của trời” mà chúng ta còn có chương trình dự báo thời tiết cơ mà.
Vì vậy, ta cũng có thể lên kế hoạch được trước cho việc chi tiêu của bản thân. Ví dụ, tôi biết đầu năm mình sẽ phải chạy sô chơi bời, tụ tập khá nhiều nên đã lập kế hoạch từ đầu tháng 11. Tôi có nhiều bạn bè sinh vào tháng 9 và 10 nên tôi đã lập dự trù một khoản “quà sinh nhật” từ trước đó một thời gian.
Có những thời điểm đặc biệt bạn biết mình sẽ phải chi nhiều hơn lúc bình thường. Thế nên, bạn nên lập một dự báo tháng cao điểm chi tiêu của mình để có những kế hoạch điều chỉnh, kiểm soát chi tiêu hợp lí, tránh những lúc có tiền nhưng lại tiêu lung tung, đến lúc thực sự cần thì lại trong tình trạng viêm màng túi. Còn nếu bạn thấy lúc nào đối với mình cũng là “ giờ cao điểm” thì... đành chịu.
2. Đi giữa những lằn ranh “tiết kiệm”
Tôi luôn nghĩ vấn đề của mọi vấn đề là làm sao cân bằng được mọi chuyện. Ở góc độ của chuyệntiết kiệm, ai cũng biết là phải tiết kiệm nhưng không phải ai cũng biết cách đi ung dung được giữa những ranh giới rất nhỏ: Tiết kiệm, keo kiệt, hào phóng, chi tiêu hợp lý... Cái gì quá một chút cũng khổ.
Tiết kiệm quá thành keo kiệt. Hào phóng quá lại thành chi tiêu vung tay quá trán. Chúng ta được dạy phải tiết kiệm, nhưng chúng ta cũng được biết đôi khi đừng ngại ngần rộng rãi với bản thân.
Vậy phải như thế nào mới là đúng? Thực ra, chẳng có chuẩn mực nào cho chuyện này. Tùy từng hoàn cảnh và cách cảm nhận “nên” hay “không nên” khác nhau của mỗi người mà chúng ta đong đếm (tiền) cho hợp lý thôi.
Tôi có khuyên một vài người bạn tiết kiệm. Nhưng đến khi họ áp dụng lời khuyên của tôi bằng cách bo bo giữ tiền thì tôi lại phải nói “ Chi tiêu cho bản thân đi chứ”. Bản thân tiết kiệm được thể hiện ở phương diện chi tiêu và mục đích tiêu tiền vào việc gì chứ không phải tích cóp được một đống tiền rồi... để đấy.
Như vậy còn làm mất giá đồng tiền hơn. Vậy nên đừng nản chí bỏ cuộc khi cứ mỗi lần bạn để dành được một khoản kha khá thì y như rằng lại có chuyện xảy ra và bạn lại phải tiêu. Chi tiêu tiết kiệm khác với “kiệm chi tiêu”.
3. Câu chuyện tiết kiệm của tôi
Trong phim hoạt hình “ The princess and the frog”, người bố có khuyên cô con gái nhỏ của mình “Never lose sight of what is important” (Dịch nôm na là Đừng rời mắt khỏi những thứ quan trọng).
Cô gái Tiara khi trưởng thành đã cố gắng làm việc, dành dụm cho ước mơ mở một nhà hàng ẩm thực riêng bằng cách tiết kiệm từng đồng xu. Đây là bộ phim hoạt hình tôi rất thích bởi nó đề cập đến khía cạnh chiến đấu- tiết- kiệm- cho- ước- mơ- của- mình.
Và tôi áp dụng “thông điệp” này một cách triệt để. Trong ví của tôi có một tấm hình cái máy ảnh Canon bán cơ - ước mơ thứ nhất của tôi. Trên mặt trước của cái tủ lạnh, tôi gắn một bức ảnh thành Rome - ước mơ thứ hai của tôi.
Để vậy, mỗi lần rút ví, mở tủ lạnh, tôi luôn có một lời nhắc nhở về mục tiêu của mình: Máy ảnh + du lịch. Và tôi không bao giờ để mắt chệch hướng khỏi mục đích tiết kiệm của mình.
Đôi lúc cũng thật khổ sổ vì mang tiếng “keo kiệt” và xung quanh thì chẳng bao giờ thiếu những cám dỗ khiến chúng ta nhiều lúc chi tiêu vô tội vạ, nhưng nếu nghĩ đó là cuộc đánh đổi cho ước mơ của mình thì có thể bạn sẽ hành động đúng. Bất chấp cái cách người khác nghĩ bạn “bủn xỉn” và bất chấp cả những lần bạn mở ví chỉ để chứng tỏ đẳng cấp của bản thân.
Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy tiết kiệm cũng như kiểu kiếm củi ba năm tiêu một giờ. Thế nhưng nếu cái “tiêu một giờ” của bạn có giá trị thì đừng ngại phải tiết kiệm và chi tiêu có kế hoạch.
Điều cốt lõi không ở vấn đề nhận thức mà chúng ta có đủ quyết tâm để thực hiện điều đó hay không. Nếu chuyện này có thể giúp bạn quyết tâm hơn thì sự thực là tôi đang đi một đôi giầy thể thao có tiền sử 4 năm, cười hì hì rồi lờ lớ lơ khi bác tôi bảo con gái 20 phải chịu khó đầu tư vào quần áo, giầy dép một chút... không phải bởi vì tôi cự tuyệt chi tiêu và không muốn ăn mặc đẹp, mà bởi tôi đang học cách tiết kiệm cho ước mơ lớn của mình, từng chút một.
DUONG HAU
Trích: "Quà tặng cuộc sống"
1. Lập biểu đồ dự báo chi tiêu
Không hoàn toàn đúng nếu ai đó nói với bạn rằng chẳng thể biết trước được chúng ta sẽ phải tiêu vào cái gì. Đến “ nắng mưa là chuyện của trời” mà chúng ta còn có chương trình dự báo thời tiết cơ mà.
Vì vậy, ta cũng có thể lên kế hoạch được trước cho việc chi tiêu của bản thân. Ví dụ, tôi biết đầu năm mình sẽ phải chạy sô chơi bời, tụ tập khá nhiều nên đã lập kế hoạch từ đầu tháng 11. Tôi có nhiều bạn bè sinh vào tháng 9 và 10 nên tôi đã lập dự trù một khoản “quà sinh nhật” từ trước đó một thời gian.
Có những thời điểm đặc biệt bạn biết mình sẽ phải chi nhiều hơn lúc bình thường. Thế nên, bạn nên lập một dự báo tháng cao điểm chi tiêu của mình để có những kế hoạch điều chỉnh, kiểm soát chi tiêu hợp lí, tránh những lúc có tiền nhưng lại tiêu lung tung, đến lúc thực sự cần thì lại trong tình trạng viêm màng túi. Còn nếu bạn thấy lúc nào đối với mình cũng là “ giờ cao điểm” thì... đành chịu.
2. Đi giữa những lằn ranh “tiết kiệm”
Tôi luôn nghĩ vấn đề của mọi vấn đề là làm sao cân bằng được mọi chuyện. Ở góc độ của chuyệntiết kiệm, ai cũng biết là phải tiết kiệm nhưng không phải ai cũng biết cách đi ung dung được giữa những ranh giới rất nhỏ: Tiết kiệm, keo kiệt, hào phóng, chi tiêu hợp lý... Cái gì quá một chút cũng khổ.
Tiết kiệm quá thành keo kiệt. Hào phóng quá lại thành chi tiêu vung tay quá trán. Chúng ta được dạy phải tiết kiệm, nhưng chúng ta cũng được biết đôi khi đừng ngại ngần rộng rãi với bản thân.
Vậy phải như thế nào mới là đúng? Thực ra, chẳng có chuẩn mực nào cho chuyện này. Tùy từng hoàn cảnh và cách cảm nhận “nên” hay “không nên” khác nhau của mỗi người mà chúng ta đong đếm (tiền) cho hợp lý thôi.
Tôi có khuyên một vài người bạn tiết kiệm. Nhưng đến khi họ áp dụng lời khuyên của tôi bằng cách bo bo giữ tiền thì tôi lại phải nói “ Chi tiêu cho bản thân đi chứ”. Bản thân tiết kiệm được thể hiện ở phương diện chi tiêu và mục đích tiêu tiền vào việc gì chứ không phải tích cóp được một đống tiền rồi... để đấy.
Như vậy còn làm mất giá đồng tiền hơn. Vậy nên đừng nản chí bỏ cuộc khi cứ mỗi lần bạn để dành được một khoản kha khá thì y như rằng lại có chuyện xảy ra và bạn lại phải tiêu. Chi tiêu tiết kiệm khác với “kiệm chi tiêu”.
3. Câu chuyện tiết kiệm của tôi
Trong phim hoạt hình “ The princess and the frog”, người bố có khuyên cô con gái nhỏ của mình “Never lose sight of what is important” (Dịch nôm na là Đừng rời mắt khỏi những thứ quan trọng).
Cô gái Tiara khi trưởng thành đã cố gắng làm việc, dành dụm cho ước mơ mở một nhà hàng ẩm thực riêng bằng cách tiết kiệm từng đồng xu. Đây là bộ phim hoạt hình tôi rất thích bởi nó đề cập đến khía cạnh chiến đấu- tiết- kiệm- cho- ước- mơ- của- mình.
Và tôi áp dụng “thông điệp” này một cách triệt để. Trong ví của tôi có một tấm hình cái máy ảnh Canon bán cơ - ước mơ thứ nhất của tôi. Trên mặt trước của cái tủ lạnh, tôi gắn một bức ảnh thành Rome - ước mơ thứ hai của tôi.
Để vậy, mỗi lần rút ví, mở tủ lạnh, tôi luôn có một lời nhắc nhở về mục tiêu của mình: Máy ảnh + du lịch. Và tôi không bao giờ để mắt chệch hướng khỏi mục đích tiết kiệm của mình.
Đôi lúc cũng thật khổ sổ vì mang tiếng “keo kiệt” và xung quanh thì chẳng bao giờ thiếu những cám dỗ khiến chúng ta nhiều lúc chi tiêu vô tội vạ, nhưng nếu nghĩ đó là cuộc đánh đổi cho ước mơ của mình thì có thể bạn sẽ hành động đúng. Bất chấp cái cách người khác nghĩ bạn “bủn xỉn” và bất chấp cả những lần bạn mở ví chỉ để chứng tỏ đẳng cấp của bản thân.
Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy tiết kiệm cũng như kiểu kiếm củi ba năm tiêu một giờ. Thế nhưng nếu cái “tiêu một giờ” của bạn có giá trị thì đừng ngại phải tiết kiệm và chi tiêu có kế hoạch.
Điều cốt lõi không ở vấn đề nhận thức mà chúng ta có đủ quyết tâm để thực hiện điều đó hay không. Nếu chuyện này có thể giúp bạn quyết tâm hơn thì sự thực là tôi đang đi một đôi giầy thể thao có tiền sử 4 năm, cười hì hì rồi lờ lớ lơ khi bác tôi bảo con gái 20 phải chịu khó đầu tư vào quần áo, giầy dép một chút... không phải bởi vì tôi cự tuyệt chi tiêu và không muốn ăn mặc đẹp, mà bởi tôi đang học cách tiết kiệm cho ước mơ lớn của mình, từng chút một.
DUONG HAU
Trích: "Quà tặng cuộc sống"