Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
nửa thế kỉ giữ đền Hoàng Sa 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
nửa thế kỉ giữ đền Hoàng Sa 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1nửa thế kỉ giữ đền Hoàng Sa Empty nửa thế kỉ giữ đền Hoàng Sa Sun Sep 04, 2011 12:33 pm

duongtanthanh

duongtanthanh
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Nửa thế kỷ giữ đền Hoàng Sa

Đã hơn 50 năm qua, ông lặng lẽ thực hiện công việc mà đối với ông, đó không chỉ là niềm tự hào, vinh dự mà còn là cách tri ân tổ tiên



nửa thế kỉ giữ đền Hoàng Sa 11-phu
Ông Kiểng ngày ngày chăm lo hương khói cho tiền nhân tại đền Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi

Đến đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, du khách luôn được hướng dẫn thăm viếng Âm Linh tự (đền Hoàng Sa), nơi thờ những dân binh trong Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải dưới triều nhà Nguyễn có công ra đo đạc, cắm mốc bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa năm xưa. Tuy nhiên, không phải du khách nào cũng biết đến người đã gắn bó với đền Hoàng Sa hơn nửa thế kỷ qua. Đó là lão ngư dân Phan Din (thường gọi là ông Kiểng).
Ngày nào cũng vậy, bất kể nắng mưa, bão lũ, lễ Tết…, đều đặn sáng sớm và chiều tối, ông Kiểng lại lặng lẽ đến đền Hoàng Sa lui cui quét dọn, đốt đèn, thắp nhang trên hàng chục bàn thờ và hàng trăm linh vị của tiền nhân trong Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được thờ tự tại đây. Công việc thầm lặng này đã gắn bó với ông Kiểng trên 50 năm nay. Riết rồi khi có khách hỏi nhà ông Kiểng, người dân Lý Sơn đã chỉ ngay đền Hoàng Sa!

Tổ tiên ông Kiểng nhiều đời đã sinh sống tại Lý Sơn. Tuy nhiên, ông Kiểng cho biết gốc gác ông là từ trong đất liền, đến thời nhà Nguyễn mới ra Lý Sơn định cư, lập nghiệp. Căn nhà nhỏ của vợ chồng ông nằm cách đền Hoàng Sa chừng 50 m. Vốn là một ngư dân lão luyện với nhiều năm lênh đênh trên biển, trải qua bao sóng gió, ông Kiểng có được sức khỏe bền bỉ và sự chịu đựng dẻo dai mà nhiều người ở tuổi 85 như ông khó lòng bì nổi.

“Trước đây, chúng tôi đi biển chỉ bằng những chiếc thuyền nan nhỏ bé, mỗi chuyến kéo dài cả tháng, thậm chí vài tháng, mỗi lần gặp bão tố thì chỉ còn biết phó mặc số phận cho ông trời” - ông Kiểng nhớ lại. Trong những năm bám biển, ông Kiểng và hàng trăm bạn chài Lý Sơn đã từng đặt chân lên hàng chục hòn đảo lớn nhỏ. Ông vẫn còn nhớ mồn một từng bụi cây, ngọn cỏ trên các đảo Trụ Cẩu, Bầu Trắng, Linh Côn, Đá Tháp… thuộc quần đảo Hoàng Sa. “Những khi nghỉ chân ở các hòn đảo đó, nhìn những dòng chữ được tiền nhân khắc ghi chủ quyền trên đá, tôi cùng bạn chài như được sống ở quê nhà” - ông Kiểng thổ lộ.

Cả đời gắn bó với biển cả, ông Kiểng hiểu thế nào là sự dữ dằn, khắc nghiệt của sóng gió đại dương. Bởi thế, ông luôn nể phục sự can trường, dũng cảm của các vị tiền nhân, chỉ với chiếc thuyền nan nhỏ bé có thể bị sóng biển nhấn chìm bất cứ lúc nào nhưng vẫn quyết giữ đảo, bảo vệ chủ quyền đất nước. “Cảm phục tiền nhân nên khi hết đi biển nổi, tôi nguyện với lòng mình sẽ làm điều gì đó trong quãng đời còn lại để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên” - ông Kiểng tâm sự.

Giải nghệ, ông Kiểng được ngư dân Lý Sơn tín nhiệm bầu chọn làm người canh giữ đền Hoàng Sa để hương khói cho các tiền nhân trong Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, đúng như sở nguyện của ông. Đã hơn 50 năm qua, ông Kiểng lặng lẽ thực hiện công việc mà đối với ông, đó không chỉ là niềm tự hào, vinh dự mà còn là cách tri ân tổ tiên.

“Với tôi, vinh dự lớn nhất trong đời là ngày ngày chăm lo hương khói, nhang đèn cho tiền nhân được thờ tự tại đền Hoàng Sa, góp một chút công sức nhỏ bé của mình để bày tỏ lòng biết ơn những cống hiến và công lao của tổ tiên” - ông Kiểng khẳng định.

Bài và ảnh: Văn Mịnh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]