1 Tết này điện về với đảo Sat Jan 11, 2014 9:47 pm
MBA2010
Tết Nguyên đán 2014, gần 110 nghìn người dân sống trên hai huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc là Cô Tô (Quảng Ninh) và Phú Quốc (Kiên Giang) được sử dụng điện lưới quốc gia.
Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV tại thôn Nam Hà, xã Đồng Tiến là nơi đón nhận nguồn điện đầu tiên lên đảo Cô Tô - Ảnh: EVN
Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV tại thôn Nam Hà, xã Đồng Tiến là nơi đón nhận nguồn điện
đầu tiên lên đảo Cô Tô - Ảnh: EVN
Người dân mừng vì có điện ổn định, huyện đảo mừng vì những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội đang mở ra cùng với dòng điện lưới. Đây cũng là một trong mười sự kiện tiêu biểu mà Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã thực hiện thành công trong năm 2013.
PGS-TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) cho biết xác định tầm quan trọng đặc biệt của điện đối với quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế, xã hội biển đảo, tại Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế đảo VN đến năm 2020, Thủ tướng đã chỉ đạo bảo đảm cấp điện ổn định, chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2020, 100% dân cư các huyện đảo, xã đảo được sử dụng điện. Bên cạnh việc đẩy nhanh kế hoạch đưa cáp ngầm ra một số huyện đảo đã được phê duyệt, các nguồn năng lượng mới và tái tạo cũng thuộc diện ưu tiên.
Theo PGS-TS Chu Hồi, nguyên Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN, nước ta có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ tập trung ở ven bờ và hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa, trong đó 1/6 số đảo hiện đang có cư dân sinh sống và phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế biển VN xác định đến năm 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp từ 53-55% GDP của cả nước; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững về kinh tế của hệ thống các đảo để có bước đột phá về phát triển kinh tế biển, đảo và ven biển của nước ta, đồng thời, xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng biển, đảo của Tổ quốc… Giải pháp được xác định để có thể tạo ra các đột phá trong phát triển kinh tế biển chính là điện.
Tuy nhiên, nhiều đảo trong số 12 huyện đảo của cả nước vẫn chưa có điện. Mỗi năm nhà nước đã phải bù lỗ gần 300 tỉ đồng để cung cấp điện cho các huyện đảo. Nhiều chuyên gia cho rằng giải pháp căn cơ nhất vẫn là đảm bảo đủ nguồn điện cấp tại chỗ đối với các đảo không thể nối lưới từ đất liền ra. Với tiềm năng về gió, mặt trời và sóng biển của Việt Nam thì hoàn toàn có thể xây dựng các nhà máy điện sạch với quy mô vừa đủ cung cấp cho các đảo nếu có quyết tâm chính trị và cơ chế hỗ trợ cho phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo này. Với nhiều nỗ lực ứng dụng công nghệ mới, EVN đã thực hiện thành công hai dự án kéo cáp ngầm, đưa lưới điện ra đảo Cô Tô, Phú Quốc.
Dự án kéo cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc cũng là dự án cáp ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á đã hoàn thành sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch. Không chỉ đáp ứng đủ nguồn điện cho nhân dân trên đảo kịp thời vui xuân, đón Tết Giáp Ngọ, điện lưới ra đảo còn góp phần đảm bảo năng lực cung cấp điện ổn định cho Phú Quốc.
Chia sẻ với VN về kinh nghiệm của Indonesia trong việc đảm bảo điện cho các đảo, ông Ronal, đại diện nhà thầu Prysmian, đơn vị thi công các tuyến cáp ngầm đưa điện lưới ra đảo Cô Tô và Phú Quốc, cho rằng nối lưới điện từ đất liền ra đảo là giải pháp cho hiệu quả kinh tế lâu dài, vừa đáp ứng đủ nhu cầu điện với giá điện đồng nhất một dải, vừa khẳng định chủ quyền biển đảo và khả năng chinh phục thiên nhiên.
Việc đưa điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm ra Cô Tô, Phú Quốc là cơ sở để hơn 20.000 người dân đang sống trên huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) tin rằng, ngày này năm sau, điện lưới quốc gia sẽ được nối dài ra tới “đảo Tiên” này.
Vũ Vân
Rất vui ngày này năm sau Lý Sơn sẽ có niềm vui tương tự.
Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV tại thôn Nam Hà, xã Đồng Tiến là nơi đón nhận nguồn điện đầu tiên lên đảo Cô Tô - Ảnh: EVN
Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV tại thôn Nam Hà, xã Đồng Tiến là nơi đón nhận nguồn điện
đầu tiên lên đảo Cô Tô - Ảnh: EVN
Người dân mừng vì có điện ổn định, huyện đảo mừng vì những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội đang mở ra cùng với dòng điện lưới. Đây cũng là một trong mười sự kiện tiêu biểu mà Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã thực hiện thành công trong năm 2013.
PGS-TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) cho biết xác định tầm quan trọng đặc biệt của điện đối với quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế, xã hội biển đảo, tại Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế đảo VN đến năm 2020, Thủ tướng đã chỉ đạo bảo đảm cấp điện ổn định, chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2020, 100% dân cư các huyện đảo, xã đảo được sử dụng điện. Bên cạnh việc đẩy nhanh kế hoạch đưa cáp ngầm ra một số huyện đảo đã được phê duyệt, các nguồn năng lượng mới và tái tạo cũng thuộc diện ưu tiên.
Theo PGS-TS Chu Hồi, nguyên Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN, nước ta có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ tập trung ở ven bờ và hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa, trong đó 1/6 số đảo hiện đang có cư dân sinh sống và phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế biển VN xác định đến năm 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp từ 53-55% GDP của cả nước; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững về kinh tế của hệ thống các đảo để có bước đột phá về phát triển kinh tế biển, đảo và ven biển của nước ta, đồng thời, xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng biển, đảo của Tổ quốc… Giải pháp được xác định để có thể tạo ra các đột phá trong phát triển kinh tế biển chính là điện.
Tuy nhiên, nhiều đảo trong số 12 huyện đảo của cả nước vẫn chưa có điện. Mỗi năm nhà nước đã phải bù lỗ gần 300 tỉ đồng để cung cấp điện cho các huyện đảo. Nhiều chuyên gia cho rằng giải pháp căn cơ nhất vẫn là đảm bảo đủ nguồn điện cấp tại chỗ đối với các đảo không thể nối lưới từ đất liền ra. Với tiềm năng về gió, mặt trời và sóng biển của Việt Nam thì hoàn toàn có thể xây dựng các nhà máy điện sạch với quy mô vừa đủ cung cấp cho các đảo nếu có quyết tâm chính trị và cơ chế hỗ trợ cho phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo này. Với nhiều nỗ lực ứng dụng công nghệ mới, EVN đã thực hiện thành công hai dự án kéo cáp ngầm, đưa lưới điện ra đảo Cô Tô, Phú Quốc.
Dự án kéo cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc cũng là dự án cáp ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á đã hoàn thành sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch. Không chỉ đáp ứng đủ nguồn điện cho nhân dân trên đảo kịp thời vui xuân, đón Tết Giáp Ngọ, điện lưới ra đảo còn góp phần đảm bảo năng lực cung cấp điện ổn định cho Phú Quốc.
Chia sẻ với VN về kinh nghiệm của Indonesia trong việc đảm bảo điện cho các đảo, ông Ronal, đại diện nhà thầu Prysmian, đơn vị thi công các tuyến cáp ngầm đưa điện lưới ra đảo Cô Tô và Phú Quốc, cho rằng nối lưới điện từ đất liền ra đảo là giải pháp cho hiệu quả kinh tế lâu dài, vừa đáp ứng đủ nhu cầu điện với giá điện đồng nhất một dải, vừa khẳng định chủ quyền biển đảo và khả năng chinh phục thiên nhiên.
Việc đưa điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm ra Cô Tô, Phú Quốc là cơ sở để hơn 20.000 người dân đang sống trên huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) tin rằng, ngày này năm sau, điện lưới quốc gia sẽ được nối dài ra tới “đảo Tiên” này.
Vũ Vân
Rất vui ngày này năm sau Lý Sơn sẽ có niềm vui tương tự.