Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đôi nét bi hùng về câu ca dao Lý Sơn  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Đôi nét bi hùng về câu ca dao Lý Sơn  3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

xuankhanh

xuankhanh
Level 6
Level 6
ĐÔI NÉT BI HÙNG VỀ CÂU CA DAO LÝ SƠN




Tuy không còn hoạt động nữa, nhưng những hình ảnh sống động về Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa vẫn còn sống mãi cùng con người đảo Lý Sơn. Và cùng với sóng biển, âm vang của câu ca dao đầy chất bi hùng luôn vọng về:

Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về,

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa.”

Về Lý Sơn những ngày này, du khách càng thấy được không khí hào hùng lan tỏa khắp đảo. Và khúc bi tráng ấy càng hùng hồn hơn.

Cách đây hàng trăm năm, ngay từ thời Chúa Nguyễn, Hải đội Hoàng Sa được thành lập (sau này kiêm quản Trường sa). Với nòng cốt là những trai tráng đảo Lý Sơn, cứ hàng năm vào khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch. Tại đình làng An Vĩnh, họ giong thuyền ra Hoàng Sa để làm nhiệm vụ, trước là nhặt các sản vật trên đảo và nhiều cổ vật

từ các tàu buôn phương Tây bị đắm trôi vào Hoàng Sa về dâng vua, sau là đo đạc hải trình, dựng miếu, đo vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Đội hùng Tượng Hải đội Hoàng Sa – Ảnh Xuân Khánh[img:a8cb]http://www.lyson.org/Đôi nét bi hùng về câu ca dao Lý Sơn  Bbbbbto[/img]

binh này hoạt động cho tới thời Tây Sơn.

Tại đình An Vĩnh, khi ra đi, những binh phu ngoài mang lương thực, họ còn mang theo bảy sợi dây mây, bảy nẹp tre, một đôi chiếu và tấm thẻ bài được khắc tên họ, bản quán của người lính nếu chẳng may hy sinh trên biển, họ sẽ được đồng đội bó xác lại và thả xuống biển với hy vọng khi trôi vào đất liền, người dân sẽ biết tung tích họ để đưa về bản quán. Ngày ấy đi biển rất khó khăn, phương tiện thô sơ, chỉ l[flash][/flash]à những chiếc thuyền nan, họ ra đi với kinh nghiệm và lòng dũng cảm nên phần lớn những người đi Hoàng Sa đều ở lại nơi biển mẹ.

Và theo các bô lão trên đảo, đó là lí do vì sao có câu ca trên. Nếu đọc thoảng qua bốn dòng của câu ca dao, ta không hề thấy chữ nào chứa đựng nét hùng cả mà chỉ thấy cái bi rõ trong “Người đi thì có mà không thấy về”. Nhưng nếu ngẫm lại và đọc nhiều lần ta thấy cái hùng dần hiện hữu. Không có chữ nào đặc tả hay phác họa cái hùng , nhưng chính cái bi lại là gam màu tô thêm sắc rực rỡ của cái hùng. Thử hỏi : Vẫn biết là Hoàng Sa mênh mông và có đi mà không thấy về, vậy tại sao mỗi năm họ lại giong thuyền đi Hoàng Sa? Nếu như trong những con người ấy không phải là dòng máu Lạc Hồng đang chảy, trái tim nhiệt huyết Việt Nam đang đập và lòng yêu nước nồng nàn thì liệu rằng họ có bình thản, hiên ngang ra đi không? Và đó há chẳng phải là cái hào hùng hay sao!

Trong dòng cuối, đó là nghi lễ để khắc ghi công lao to lớn của những người con kiên trung, ở đây có một chữ “thế” mà chúng ta cần lưu ý. Có tài liệu ghi là “tế” chứ không phải là “thế”, về phương diện ngôn ngữ thì đương nhiên ý nghĩa của nó khác nhau, nhưng xét về phương diện lịch sử và mặt tâm linh của người dân nơi đây thì hai cách đọc ấy không có gì khác nhau cả. Cần biết rằng trước khi tiễn các chàng trai đi Hoàng Sa, người ta tổ chức lễ thế lính, nghĩa là đưa những người này ra thay cho những người ra đi từ năm trước. Nhưng những người ra đi hiếm khi trở về, cho nên trong lễ “thế” ấy người ta kèm theo lễ “tế”. Điều đáng chú ý là những người lính được tế khi còn sống!

Đến đây ta càng thấy được cái hào hùng kì vĩ của câu ca, tạc nên tượng đài sừng sững giữa biển khơi, mà ngày nay nó đã trở thành biểu tượng của Vương quốc tỏi. Đấy là cụm tượng đài “ Hùng binh Hoàng Sa” được đặt trước nhà lưu niệm Đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. Tượng đài gồm ba nhân vật đều cao 4,5 mét, nặng khoảng 40 tấn. Người đứng giữa là cai đội mặt trang phục triều đình, tay chỉ về phía trước ( theo hướng Hoàng Sa), tay kia đặt lên cột mốc khắc dòng chữ “Vạn lý Hoàng Sa”. Hai tượng còn lại, một cởi trần vác lưới, một mặc áo chùng. Sau lưng tượng khắc “Bản quốc hải cương Hoàng Sa thứ tối thị hiểm yếu”( Hoàng Sa là vị trí cực kì hiểm yếu nơi biên giới quốc gia).

Trong bài viết này, tôi chỉ giới thiệu đôi chút với các bạn về câu ca dao bi tráng trên mà thôi. Còn nếu muốn biết thêm, tôi khuyên bạn hãy thử một lần đến với Lý Sơn thì sẽ hiểu rõ tại sao người ta gọi Lý Sơn là quê hương Hải đội Hoàng Sa!



Được sửa bởi xuankhanh ngày Mon Apr 30, 2012 7:32 pm; sửa lần 1.

http://lexuantho.tk/

cobehattieu

cobehattieu
Tiều ngư
Tiều ngư
anh thọ vẫn khỏe chứ? học kì này có được học bổng không anh ? hj hjhj

Gia Nhi

Gia Nhi
Level 2
Level 2
Tks for reporting ^.^

xuankhanh

xuankhanh
Level 6
Level 6
Cảm ơn cobehattieu đã hỏi thăm, nhưng mà mình chẳng biết là cả. Cho biết quý danh nhé. Chúc sức khoẻ

http://lexuantho.tk/

Kristian

Kristian
Level 6
Level 6
bạn xuankhanh có nhiều bài được đăng báo quá! thiệt hâm mộ tài năng văn chương!

chúc bạn thành công hơn nữa nha!

xuankhanh

xuankhanh
Level 6
Level 6
Thật sự mình cũng đang tập tành thôi Kristian ạ!, cảm ơn vì lời động viên nhé. Mình sẽ cố gắng hơn nữa. Chúc sức khoẻ!

http://lexuantho.tk/

ngocthau007

ngocthau007
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
lâu nay cứ tưởng là ai... không ngờ là bạn hiền.............. Hahaha vẫn khỏe chứ......

https://www.facebook.com/

xuankhanh

xuankhanh
Level 6
Level 6
cũng bình thường thôi. công việc dạo này sao rồi

http://lexuantho.tk/

ngocthau007

ngocthau007
Thành Viên VIP
Thành Viên VIP
xuankhanh đã viết:cũng bình thường thôi. công việc dạo này sao rồi
tạm ổn.... chú nó học hành & yêu đương sao rồi. tiến triển chứ??? kaka

https://www.facebook.com/

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]