Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Hải sâm - hy vọng đổi đời 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn
Cộng đồng Lý Sơn

Diễn Đàn Lý Sơn chính thức mang tên LYSON.ORG
Hải sâm - hy vọng đổi đời 3l0_1210

***Hãy giới thiệu đến bạn bè nhé các bạn ***

Gõ Tiếng Việt có dấu khi tham gia diễn đàn

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Hải sâm - hy vọng đổi đời Empty Hải sâm - hy vọng đổi đời Sat Sep 26, 2009 12:46 am

Everlasting

Everlasting
I ♥ U
Trước sự săn bắt ráo riết nên số lượng hải sâm
ở ngư trường trong nước ngày một khan hiếm dần. Thế nhưng không vì vậy
mà sức hút thu lợi từ hải sâm đối với ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
giảm đi, ngược lại khao khát “đổi đời” từ loại hải sản quý này càng
bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Thời gian gần đây, nhiều ngư dân Lý
Sơn đã “xuất ngoại” sang nước láng giềng Malaysia để khai thác. Bên
cạnh nguồn thu khá lớn là nhưng giọt nước mắt, thậm chí cả máu của ngư
dân vùng đảo này…
Hải sâm - hy vọng đổi đời
Hải sâm ở vùng biển nước ta
khá nhiều và phân bổ khắp nơi, nhưng chỉ sống tập trung ở những vùng
biển mà đất cát không pha tạp chất, dưới độ sâu từ vài chục đến cả trăm
mét; gần khu vực có đá ngầm, rạng san hô như quần đảo Trường Sa... Mùa
khai thác hải sâm hàng năm của ngư dân Lý Sơn ở ngư trường trong nước
thường bắt đầu từ tháng giêng và kéo dài đến tháng 10 âm lịch.

Tuy được xem là loại hải sản
quý và việc khai thác hải sâm ở Lý Sơn đã diễn ra từ lâu đời, nhưng do
thu nhập từ lặn bắt hải sâm thời đó không bằng các loại hải sản khác,
lại nguy hiểm nên ngư dân trên đảo không "mặn mà" lắm.

Đến thời điểm cuối năm 1999,
đầu năm 2000, khi hải sâm, nhất là con vú bắt đầu có giá, thì nghề lặn
bắt hải sâm nơi đây đã dần dần tạo nên một "cơn sốt", lôi cuốn đông đảo
ngư dân Lý Sơn tham gia.

Vú có hình dáng giống như con
nhộng, chỉ khác phía dưới phần bụng có 2 hàng vú, với mỗi bên từ 3 đến
5 núm, vì thế ngư dân mới đặt tên cho nó là con vú.
Trọng
lượng của vú nàng từ 800gr đến 3kg/con. Theo ước tính của chính quyền
huyện đảo Lý Sơn, hiện số ngư dân trên đảo chuyển sang lặn hải sâm đã
lên đến hàng ngàn người.

Hải sâm - hy vọng đổi đời 13_vu792-to
Vú-Loại hải sản đang gây "sốt" cho ngư dân đào đất.
Ngư dân Hoàng Minh Trọng (37
tuổi), ở xã An Hải tâm sự: Hiện nay trên thị trường giá mỗi kilôgam vú
trên dưới 500.000 đồng, còn các loại hải sâm khác giá thấp hơn từ vài
chục đến hơn trăm ngàn đồng/kg, trong đó thấp nhất là loại da trăn,
khoảng 10.000 đồng/kg.

Lặn hải sâm có thu nhập cao
gấp 2-3 lần, thậm chí gấp 5 lần so với đánh bắt hải sản khác. Bình quân
mỗi thuyền đi lặn hải sâm có từ 10-14 người; thời gian mỗi chuyến ra
khơi kéo dài 30-45 ngày, mỗi thợ lặn được chia khoảng 20-30 triệu
đồng/người.

Bên cạnh đó dụng cụ hành nghề
lặn hải sâm khá đơn giản. Ngoài tàu thuyền, chỉ cần sắm 2-4 bộ đồ
chuyên dụng, máy nén, dây dẫn hơi, kính lặn... với tổng trị giá khoảng
20 triệu đồng; trong khi đó để sắm ngư cụ, như nghề lưới rút thì phải
mất từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng...

Nhờ lặn hải sâm, nhiều ngư dân
đất đảo Lý Sơn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Và từ hải
sâm không ít gia đình ngư dân Lý Sơn trở nên sung túc, giàu có; góp
phần làm thay đổi diện mạo đời sống mọi mặt của vùng đất đảo.

Hải sâm - lặn ngụp xứ người
Huyện đảo Lý Sơn vào những
ngày đầu tháng 9/2008, thông tin nửa hư nửa thực: Nhóm thằng Quang ở An
Bình kiếm được gần 1 tỉ đồng. Trừ các khoản chi phí mỗi người được chia
gần 50 triệu đồng.

Thấm gì, tàu của nhóm Bảy
Phương ở An Hải thu hơn 1,5 tỉ đồng, bình quân mỗi người được trên 60
triệu đồng... càng làm cho đất đảo thêm "nóng". Số ngư dân đang chuẩn
bị đi thì háo hức; số đang e ngại, chần chừ thì đứng ngồi không yên.
Nhờ sự giới thiệu và lời hứa bảo đảm của anh Nguyễn Văn Tường (42
tuổi), ở xã An Hải, chúng tôi được mời tham gia cuộc nhậu với nhóm thợ
lặn vừa trở về sau chuyến "xuất ngoại" đầu tiên.

Lẫn trong những câu chuyện bên
hũ rượu vú, chúng tôi được biết chuyện ngư dân trên đảo "xuất ngoại" để
lặn hải sâm cũng chỉ là sự tình cờ. Trong quá trình đi lặn ở ngư trường
các tỉnh phía Nam, ngư dân Lý Sơn đã vô tình nghe được thông tin: Thời
gian gần đây thông qua một số công ty địa phương, nhiều tàu thuyền ở
các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang... đã làm các thủ tục và được phép sang
khai thác hải sản ở nước bạn như Indonesia, Malaysia.

Với thợ lặn Lý Sơn thì ngư
trường ở các nước này không xa lạ gì. Bởi lẽ với con mắt "nhà nghề" nên
họ hiểu và nắm khá rõ về nguồn hải sâm ở khu vực biển các nước này. Vì
vậy đối với cánh thợ lặn Lý Sơn, nhất là những người hành nghề lặn hải
sâm thì vùng biển Indonesia, Malaysia... chẳng khác nào là miền đất hứa.

Hải sâm - hy vọng đổi đời 13_tho792-to
Thợ lặn Lý Sơn đang chuẩn bị hành nghề.
Từ những gì đã nắm bắt được,
bắt đầu khoảng cuối tháng 1/2007, ông Dương Đức Thắng, thôn Tây, xã An
Hải, thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu QNg 6317 TS và là một trong
những chủ thuyền có đội quân lặn hải sâm thiện chiến ở Lý Sơn đã cùng
với một ngư dân khác là ông Trương Cúc tức tốc mua vé đi du lịch sang
Indonesia tìm hiểu.

Trong thời gian lưu lại ở thủ
đô nước này, 2 ngư dân Thắng - Cúc được một công ty nước sở tại cho
biết chi phí và hướng dẫn các thủ tục. Tiếp đến vào khoảng tháng
11/2007, 2 ngư dân Lý Sơn khác cũng ở xã An Hải là ông Dương Minh Thạnh
và Nguyễn Ngữ cũng vào TP HCM liên hệ với Công ty Khai thác thủy sản
Thành Phát xin hợp đồng khai thác thủy sản tại Malaysia.

Tuy nhiên cũng như 2 ngư dân
đi trước, do giá chi phí hợp đồng lên đến 18.000 USD/thuyền, cùng với
một số nguyên nhân khác nên tất cả đành tạm gác giấc mơ "xuất ngoại".
Đến khoảng đầu năm 2008, thông qua các chủ tàu tại các tỉnh Tiền Giang,
Hậu Giang... nhiều thợ lặn ở Lý Sơn mới ký hợp đồng để sang khai thác
hải sâm tại Malaysia.

Sau chút dè dặt ban đầu, anh
Bùi Văn Khỏe, một nhóm trưởng và cũng là một trong số thợ lặn đầu tiên
ở Lý Sơn vừa về từ Malaysia trở về kể: Sau khi cùng với một số chủ tàu
khác trên đảo xin đưa phương tiện xuất ngoại để hành nghề lặn hải sâm
bất thành, vào đầu tháng 4/2008, anh Khỏe đành neo phương tiện tại quê
để cùng nhóm thợ lặn của mình gồm 11 người lên đường vào Tiền Giang.

Tại đây cả nhóm đã ký hợp đồng
với một chủ tàu ở địa phương. Theo đó người chủ này sẽ chịu trách nhiệm
hoàn tất các thủ tục giấy tờ phương tiện của mình và cho nhóm thợ lặn
của anh Khỏe theo yêu cầu của cơ quan chức năng 2 nước; cho mượn và nộp
các khoản chi phí: tiền thế chân khoảng 15.000 USD/tàu, đóng thuế tài
nguyên cho nước bạn là 1.500 USD/tháng/tàu.

nguồn: http://www.cand.com.vn

http://my.opera.com/khoilv

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]